Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Gạo lứt rang ăn liền bán tại Hà Nội

Hiện nay phong trào ăn gạo lứt rang ăn liền đang lên mạnh nhờ nhiều duyên kỳ ngộ của vũ trụ đang vận động.... (chúng ta chỉ là một điểm nhỏ trong càn khôn).


Một trong những "mặt hàng" được nhiều người hâm mộ nhất mà tôi mới tái khám phá ra sau khi đi Miến về (khổ thế đấy, nếu tôi mà biết điều này ngay từ đầu thì phong trào gạo lứt đã mạnh tới cỡ nào?) là món gạo lứt rang ăn liền. Đây là một trong những món ăn Thực dưỡng tạo kiềm dương đi vào lòng người dễ dàng và nhanh nhất, bạn mà dùng nó một lần: nhớ đời cái hương vị của nó...

Tôi đã được ăn nó khi bác Sáu khai trương quán Td ở Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh, món này trong nam dân gạo lứt dùng để ăn dặm, ăn chơi, ăn giữa bữa hay có thể thay thế một bữa ăn. Hiện nay ở HN nhiều người đã rất thích ăn nó. Ăn loại gạo rang này còn làm cho khoẻ người khỏi nhiều bệnh... ngon lành dễ biếu tặng và dễ mời nhau; ôi thế mà sao cho tới nay tôi mới khám phá ra điều này?
Cầu mong bạn sớm khai ngộ hơn tôi về tất cả.

Lần sang Miến vừa qua tôi mang theo 3 chai, hoá ra nó trở thành món ăn hấp dẫn và tiện lợi nhất của Thực dưỡng, rất tiếc tôi mang quá ít và tôi lại khoái dùng nó hơi nhiều nên gần như tôi chả đem nó ra mời bất cứ một người nào....(tính ăn tham, ăn mảnh của tôi còn quá nhiều, tôi mà không khai ra chắc chả ai biết điều đó??? vả lại chưa chắc có ai biết giá trị của nó và thích nó như tôi? - lại bao biện rồi)

Tự dưng tôi muốn làm món ăn này trong những ngày mưa gió ở Hà Nội, khi tôi dặn chị Huyền làm sẵn thứ gạo đã được đãi sạch và ngâm 4 giờ, vớt ra để ráo trong rá và tãi ra trong nong nia 4 giờ: tôi vào bếp đun bếp ga, chảo chống dính (e răng nó sẽ hỏng sau khi rang 1 kg gạo???), tôi tìm cái chảo gang tôi mua, thì Hà bảo là cô cho cháu mượn chưa mang trả. Tôi đích thân rang, chao ôi là thú vị: hạt gạo căng tròn bóng mọng... có vào bếp rang hạt gạo lứt mới có thêm kinh nghiệm thực tế về giá trị của hạt gạo này.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Trà gạo lứt rang làm như thế nào

Giải thích qui trình sản xuất

Rửa: Do gạo lức chỉ xay một lần để bỏ võ trấu nên các tạp chất như bụi, bông cỏ, vỏ trấu, cát hay sỏi lẫn trong gạo khá nhiều, vì vậy để bảo đảm vệ sinh và không làm thay đổi mùi đặc trưng của trà gạo lức, ta cần rửa thật sạch gạo lức trước khi qua các khâu chế biến tiếp theo. Nên rửa gạo dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa, để ráo khoảng 15 phút.

Rang: Đây là quá trình chính giúp tao nên hương vị của trà. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một số chất thành phần béo của lớp vỏ ngoài của gạo sẽ được thủy phân tạo ra các gốc ester có mùi thơm. Phản ứng Maillard giữa protein với đường (từ sự thủy phân tinh bột hoặc đường maltose có sẵn trong phôi) hay phản ứng caramel cũng sẽ tạo ra mùi thơm và hình thành màu cho gạo.

Quá trình rang cũng sẽ làm chín và khô tinh bột, làm mất đi khả năng hồ hóa và hòa tan của tinh bột khi ta ngâm vào nước sôi. Điều này sẽ giúp tinh bột không tan vào nước làm đục nước trà khi pha. Ngoài ra quá trình rang sẽ làm khô và ức chế các emzym còn tồn tại trong gạo giúp ta có thể bảo quản trà gạo lức trong thời gian dài, tránh các biến đổi hư hỏng đặc biệt là phản ứng ôi hóa chất béo trong lớp cám. Thời gian rang khoảng 10 đến 15 phút.

Pha trà: Để sử dụng trà gạo lức, tương tự như cách dùng các loại trà khác, ta cần ngâm gạo lức đã rang vào nước sôi, quá trình ngâm này sẽ trích ly các thành phần hương thơm. Khi ngâm, các chất màu, các hợp chất ester, polyphenol, chất xơ hòa tan, tocotrienol… sẽ được trích ly ra khỏi gạo lức và hòa tan vào nước hình thành nên mùi vị đặc trưng của trà gạo lức cũng như đóng góp các tác dụng ngăn ngừa bệnh của nó. Thời gian pha trà có thể kéo dài trong khoảng 5 phút trước khi rót uống.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lức

Gạo lức có thành phần dinh dưỡng cao, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trà gạo lức có hương vị thơm ngon đăc trưng, lại có tác dụng tốt cho sức khỏe giúp ngăn ngừa béo phì, đông máu, giảm cholesterol, bảo vệ thận…Các đặc điểm trên của trà gạo lức rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa và chữa bệnh hiện nay. Ngoài ra cách chế biến và bảo quản trà tương đối đơn giản, chi phí thấp. Đây sẽ là những điều kiện rất thuận lợi nếu có ý tưởng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Trà Gạo Lức.
Uống trà ngoài việc giải khát, nó còn là một thú tiêu khiển tao nhã giúp thư giản và thoải mái tinh thần. Không những vậy, một số loại trà còn có tác dụng ngừa bệnh rất tốt. Tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh của một số loại trà đã được ứng dụng khá phổ biến trong Đông y và đã được khoa học công nhận.

Gạo lứt đỏ rang muối mè có tác dụng gì?

Gạo lứt đỏ rang muối mè có tác dụng gì?

1. Gạo lứt muối mè chỉ là thực phẩm chức năng:
Gạo lứt muối mè chỉ là thực phẩm chức năng, là thực phầm CUNG CẤP CHẤT DINH DƯỠNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT CHO CỞ THỂ. Còn nếu mắc bệnh thì ta phải dùng thuốc, chứ không thể dùng thực phẩm chức năng mà trị bệnh.
2. Ăn chỉ là hỗ trợ cho sức khỏe
Để có một sức khỏe tốt, một sức đề kháng chống lại bệnh tật thì “ăn” không phải là yếu tố quyết định. Để giữ gìn sức khỏe tốt thì bao gồm có nhiều yếu tố, trong đó ăn là điều kiện để hỗ trợ sức khỏe.
Để rèn luyện sức khỏe, thứ nhất ta phải ăn cho hợp lý, thứ hai phải tập luyện cơ thể, thứ ba phải giữ tâm hồn an lạc và thứ tư, khi bệnh phải dùng thuốc cho thích hợp.
Chính những yếu tố đó giúp sức khỏe ta được hoàn thiện và giúp ta có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chứ “ăn” không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của mình. Nếu nói “ăn” là yếu tố bắt buộc để cho sức khỏe thì ta đã đi sai với khoa học.
3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Chưa có bệnh thì tôi phải lo phòng bệnh cho mình! Đó là lý do mà nhiều người đặt ra khi ăn phương pháp thực dưỡng. Nói “ăn” là yếu tố quyết định cho sức khỏe thì ta đi sai khoa học (đã phân tích trên), nên, để có sức khỏe cho mình, phòng chống bệnh tật ta vẫn phải đi đủ những yếu tố:
-Ăn: Ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ta chỉ hạnh phúc khi cơ thể ta khỏe mạnh, vì thân và tâm là một hợp thể.
-Tập luyện: Tập thể dục ngoài việc giúp cơ thể ta khỏe mạnh, săn chắc nó còn giúp giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ đường tim mạch và phổi. Ta hãy nhớ công thức, cơ thể dẻo dai là nền móng cho sức khỏe.
-Tâm hồn an lạc: Bởi thân và tâm là hợp thể, nên tâm có khỏe thì thân mới khỏe, tâm có sảng khoái thì thân mới sảng khoái. Nên việc tập luyện tâm hồn cũng cần thiết song với việc tập luyện cơ thể. Để tâm hồn khỏe mạnh, cần phải giữ cho tâm hồn thư thái, tránh lo âu và bớt những suy nghĩ vọng động. Và cách để rèn luyện tinh thần đó là: Thiền Định, đưa tâm hồn đến trạng thái yên tịnh.
-Phước Đức: Khỏe mạnh là hạnh phúc mà Phước đức chính là con đường để hạnh phúc. Nên yếu tốt phước đức không nói vẫn là thiếu sót. Để có phước đức, ta phải đem an vui cho người khác, từ đó nó sẽ tạo thành một kết quả hạnh phúc, dành cho chủ nhân của no.
Vậy, để khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy làm việc tốt! Đó là những phương pháp tuyệt vời. để giữ gìn sức khỏe của mình, theo đúng khoa học và đúng phương cách: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!  Đừng chỉ biết ăn gạo lứt rồi càng bệnh, càng bệnh càng ăn, càng ăn càng bệnh, đó thật là một thảm cảnh, phản Nhân Quả và phản khoa học!
4. Ăn gạo lứt giúp cân bằng âm dương
Theo quan niệm của triết học Phương Đông thì cân bằng âm dương là điều quan trọng nhất. Mọi sự rắc rối xảy ra đều do mất cân bằng. Ví dụ chúng ta cảm thấy không khỏe, ăn uống không ngon miệng, trong người nóng nhiệt hoặc ớn lạnh khó chịu đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng âm dương. Nếu chúng ta không khắc phục kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh đấy.
Khi cảm thấy trong người nóng nhiệt, hoặc ngoài trời oi bức thì chúng ta phải dùng những món ăn, thức uống giải nhiệt. Ngược lại khi ngoài trời lạnh giá, hoặc trong người cảm thấy lạnh thì phải bổ sung những thực phẩm mang tính ấm. Đó là phương pháp ăn uống giúp cân bằng cơ thể.
Chúng ta càng cân bằng bao nhiêu thì cơ thể càng khỏe mạnh, ít sinh bệnh tật bấy nhiêu. Phương pháp ăn gạo lứt của Giáo sư Osawa đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận là phương pháp ăn uống dưỡng sinh giúp cân bằng âm dương và trị bệnh rất hiệu quả.
5. Ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh 
Gạo lứt là gạo vẫn còn lớp màng mỏng bao bọc sau khi tách khỏi vỏ trấu. Chính lớp màng mỏng này có chứa thiamin (sinh tố B1), có tác dụng chuyển hóa tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần kinh.
Nếu thiếu sinh tố B1, chúng ta sẽ bị một căn bệnh gọi là “béribéri”. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, “béribéri” trong tiếng Ấn có nghĩa là “yếu”, sau này người ta mới biết căn bệnh “yếu” đó là do thiếu sinh tố B1.
Triệu chứng của căn bệnh là phù (da bủng), tê tứ chi, rủn gối (mất phản xạ gân xương), đi đứng khó khăn; nguy hiểm nhất là cơ tim bị phù nề, mất trương lực và bệnh nhân chết trong tình trạng suy tim. Trước đây, nhất là trước 1945, rất nhiều người ở nước ta mắc căn bệnh này, đặc biệt là công nhân ở các đồn điền cao su, hầm mỏ và trong các nhà tù. Khi bị bệnh, người ta tự chữa bằng cách ăn cám gạo (trong cám có chứa sinh tố B1), còn các thầy thuốc thì dùng sinh tố B1, hiệu quả rất nhanh.

Liên hệ mua gạo lứt đỏ Miền Nam

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Bột sắn dây có tác dụng gì?

Bột sắn dây có tác dụng gì?

1. Chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt 
Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.

2. Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính
Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.

3. Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước
Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
4. Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè
Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
5. Vết thương chảy nhiều máu
Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

6. Trị mụn trứng cá, mụn nhọt
Có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.

7. Chảy máu mũi thường xuyên
Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.

8. Trị viêm họng
Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.

9. Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa
Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.


10. Ngộ độc thức ăn

Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

11. Trị rắn cắn
Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.

12. Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi
Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

13. Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe
Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng sắn dây 20g, đậu ván 12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.

14. Giải rượu
Cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.

15. Thanh nhiệt cơ thể
Trong những ngày hè nắng nóng, uống hỗn hợp bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm mát “nội thất” phía trong cơ thể một cách tốt nhất.

Sắn dây có nhiều tác dụng, tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.

“Có cô con dâu bị người nhà kết tội giết” mẹ chồng vì bà bị đột tử ngay sau khi uống cốc sắn dây pha với mật ong của con dâu”, Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Nga cho biết, cuối tuần vừa rồi chị về quê Hà Tây giỗ bố. Đi đến đâu mọi người cũng chia sẻ câu chuyện này, bởi nước sắn dây là món giải khát phổ biến ở vùng quê. “Nước sắn dây vốn mát, lành nhưng nếu pha với mật ong thì lại thành loại nước cực độc, có thể giết chết người”, nhiều người quả quyết.
ThS Lương y Vũ Quốc Trung, nguyên Phó Giám đốc trung tâm khoa học công nghệ (Cục dự trữ quốc gia) khẳng định, uống nước sắn dây pha với mật ong gây đột tử chỉ là lời đồn đoán trong dân gian, còn tuyệt nhiên không có sự việc đó.
“Tôi thường xuyên uống nước sắn dây pha với mật ong, cả gia đình tôi cũng vậy, chẳng có điều gì bất thường xảy ra”, ông Trung khẳng định.
Và uống để khẳng định dân gian nói sắn dây kết hợp mật ong tạo ra chất cực độc chỉ là lời đồn đoán.
“Thức ăn và thuốc đều có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống. Y học cổ truyền cho đó là sự tương phản và có đề ra những cấm kỵ nếu dùng chung có thể gây phản ứng có hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản này nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứ đừng nói gì đến chuyện chết người”, lương y Trung nói.
Lương y giải thích: “Sắn dây được sản xuất theo công nghệ mài lọc qua nước, 100% bột sắn còn lại là tinh bột, khi ăn vào cơ thể chuyển hóa thành đường glucoza. Mật ong có thành phần hầu hết là đường glucoza + đường fructoza và một số vitamin, vi lượng + 1 số hoạt chất sinh học. Thực tế, mật ong là chất bổ dưỡng tốt, có tác dụng chữa bệnh về đường ruột và trong mật ong có chất kháng khuẩn vì vậy sử dụng là vô hại, chứ không thể có hại. Hơn nữa, mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với nhau cũng không gây ra phản ứng.
Theo ThS Trung kể cả trong trường hợp bột sắn dây được trộn hoặc được làm từ củ sắn (mì) hoặc bột dong thì công nghệ sản xuất sắn dây mài và ngâm lọc cũng loại bỏ hết độc tố trong sắn mì nên không thể gây phản ứng như đồn thổi. Đặc biệt, mật ong không có tính axit nên cũng không phân hủy chất xyanhydric trong đó ra chất độc hại được. Cũng có trường hợp mọi người cho rằng, sắn dây được trộn thạch cao - suflat canxi (CAS04) – thì khi vào cơ thể dưới tác động của axit clohydric (HCl) có trong dịch vị dạ dày thì thạch cao cũng tan ra chứ không kết tủa gây hại như một số người nói”.
Trường hợp nếu có dị ứng với mật ong (rất hãn hữu) thì cũng gây mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, đau bụng, tiêu chảy… chứ không thể gây chết tắc tử như vậy được. Theo LY Trung, các trường hợp chết đột ngột như kể trên thường do tai biến mạch máu não hoặc bị tim mạch.
Bài vả ảnh: Tú Anh