Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Gạo lứt rang ăn liền bán tại Hà Nội

Hiện nay phong trào ăn gạo lứt rang ăn liền đang lên mạnh nhờ nhiều duyên kỳ ngộ của vũ trụ đang vận động.... (chúng ta chỉ là một điểm nhỏ trong càn khôn).


Một trong những "mặt hàng" được nhiều người hâm mộ nhất mà tôi mới tái khám phá ra sau khi đi Miến về (khổ thế đấy, nếu tôi mà biết điều này ngay từ đầu thì phong trào gạo lứt đã mạnh tới cỡ nào?) là món gạo lứt rang ăn liền. Đây là một trong những món ăn Thực dưỡng tạo kiềm dương đi vào lòng người dễ dàng và nhanh nhất, bạn mà dùng nó một lần: nhớ đời cái hương vị của nó...

Tôi đã được ăn nó khi bác Sáu khai trương quán Td ở Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh, món này trong nam dân gạo lứt dùng để ăn dặm, ăn chơi, ăn giữa bữa hay có thể thay thế một bữa ăn. Hiện nay ở HN nhiều người đã rất thích ăn nó. Ăn loại gạo rang này còn làm cho khoẻ người khỏi nhiều bệnh... ngon lành dễ biếu tặng và dễ mời nhau; ôi thế mà sao cho tới nay tôi mới khám phá ra điều này?
Cầu mong bạn sớm khai ngộ hơn tôi về tất cả.

Lần sang Miến vừa qua tôi mang theo 3 chai, hoá ra nó trở thành món ăn hấp dẫn và tiện lợi nhất của Thực dưỡng, rất tiếc tôi mang quá ít và tôi lại khoái dùng nó hơi nhiều nên gần như tôi chả đem nó ra mời bất cứ một người nào....(tính ăn tham, ăn mảnh của tôi còn quá nhiều, tôi mà không khai ra chắc chả ai biết điều đó??? vả lại chưa chắc có ai biết giá trị của nó và thích nó như tôi? - lại bao biện rồi)

Tự dưng tôi muốn làm món ăn này trong những ngày mưa gió ở Hà Nội, khi tôi dặn chị Huyền làm sẵn thứ gạo đã được đãi sạch và ngâm 4 giờ, vớt ra để ráo trong rá và tãi ra trong nong nia 4 giờ: tôi vào bếp đun bếp ga, chảo chống dính (e răng nó sẽ hỏng sau khi rang 1 kg gạo???), tôi tìm cái chảo gang tôi mua, thì Hà bảo là cô cho cháu mượn chưa mang trả. Tôi đích thân rang, chao ôi là thú vị: hạt gạo căng tròn bóng mọng... có vào bếp rang hạt gạo lứt mới có thêm kinh nghiệm thực tế về giá trị của hạt gạo này.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Trà gạo lứt rang làm như thế nào

Giải thích qui trình sản xuất

Rửa: Do gạo lức chỉ xay một lần để bỏ võ trấu nên các tạp chất như bụi, bông cỏ, vỏ trấu, cát hay sỏi lẫn trong gạo khá nhiều, vì vậy để bảo đảm vệ sinh và không làm thay đổi mùi đặc trưng của trà gạo lức, ta cần rửa thật sạch gạo lức trước khi qua các khâu chế biến tiếp theo. Nên rửa gạo dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa, để ráo khoảng 15 phút.

Rang: Đây là quá trình chính giúp tao nên hương vị của trà. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một số chất thành phần béo của lớp vỏ ngoài của gạo sẽ được thủy phân tạo ra các gốc ester có mùi thơm. Phản ứng Maillard giữa protein với đường (từ sự thủy phân tinh bột hoặc đường maltose có sẵn trong phôi) hay phản ứng caramel cũng sẽ tạo ra mùi thơm và hình thành màu cho gạo.

Quá trình rang cũng sẽ làm chín và khô tinh bột, làm mất đi khả năng hồ hóa và hòa tan của tinh bột khi ta ngâm vào nước sôi. Điều này sẽ giúp tinh bột không tan vào nước làm đục nước trà khi pha. Ngoài ra quá trình rang sẽ làm khô và ức chế các emzym còn tồn tại trong gạo giúp ta có thể bảo quản trà gạo lức trong thời gian dài, tránh các biến đổi hư hỏng đặc biệt là phản ứng ôi hóa chất béo trong lớp cám. Thời gian rang khoảng 10 đến 15 phút.

Pha trà: Để sử dụng trà gạo lức, tương tự như cách dùng các loại trà khác, ta cần ngâm gạo lức đã rang vào nước sôi, quá trình ngâm này sẽ trích ly các thành phần hương thơm. Khi ngâm, các chất màu, các hợp chất ester, polyphenol, chất xơ hòa tan, tocotrienol… sẽ được trích ly ra khỏi gạo lức và hòa tan vào nước hình thành nên mùi vị đặc trưng của trà gạo lức cũng như đóng góp các tác dụng ngăn ngừa bệnh của nó. Thời gian pha trà có thể kéo dài trong khoảng 5 phút trước khi rót uống.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lức

Gạo lức có thành phần dinh dưỡng cao, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trà gạo lức có hương vị thơm ngon đăc trưng, lại có tác dụng tốt cho sức khỏe giúp ngăn ngừa béo phì, đông máu, giảm cholesterol, bảo vệ thận…Các đặc điểm trên của trà gạo lức rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa và chữa bệnh hiện nay. Ngoài ra cách chế biến và bảo quản trà tương đối đơn giản, chi phí thấp. Đây sẽ là những điều kiện rất thuận lợi nếu có ý tưởng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Trà Gạo Lức.
Uống trà ngoài việc giải khát, nó còn là một thú tiêu khiển tao nhã giúp thư giản và thoải mái tinh thần. Không những vậy, một số loại trà còn có tác dụng ngừa bệnh rất tốt. Tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh của một số loại trà đã được ứng dụng khá phổ biến trong Đông y và đã được khoa học công nhận.

Gạo lứt đỏ rang muối mè có tác dụng gì?

Gạo lứt đỏ rang muối mè có tác dụng gì?

1. Gạo lứt muối mè chỉ là thực phẩm chức năng:
Gạo lứt muối mè chỉ là thực phẩm chức năng, là thực phầm CUNG CẤP CHẤT DINH DƯỠNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT CHO CỞ THỂ. Còn nếu mắc bệnh thì ta phải dùng thuốc, chứ không thể dùng thực phẩm chức năng mà trị bệnh.
2. Ăn chỉ là hỗ trợ cho sức khỏe
Để có một sức khỏe tốt, một sức đề kháng chống lại bệnh tật thì “ăn” không phải là yếu tố quyết định. Để giữ gìn sức khỏe tốt thì bao gồm có nhiều yếu tố, trong đó ăn là điều kiện để hỗ trợ sức khỏe.
Để rèn luyện sức khỏe, thứ nhất ta phải ăn cho hợp lý, thứ hai phải tập luyện cơ thể, thứ ba phải giữ tâm hồn an lạc và thứ tư, khi bệnh phải dùng thuốc cho thích hợp.
Chính những yếu tố đó giúp sức khỏe ta được hoàn thiện và giúp ta có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chứ “ăn” không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của mình. Nếu nói “ăn” là yếu tố bắt buộc để cho sức khỏe thì ta đã đi sai với khoa học.
3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Chưa có bệnh thì tôi phải lo phòng bệnh cho mình! Đó là lý do mà nhiều người đặt ra khi ăn phương pháp thực dưỡng. Nói “ăn” là yếu tố quyết định cho sức khỏe thì ta đi sai khoa học (đã phân tích trên), nên, để có sức khỏe cho mình, phòng chống bệnh tật ta vẫn phải đi đủ những yếu tố:
-Ăn: Ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ta chỉ hạnh phúc khi cơ thể ta khỏe mạnh, vì thân và tâm là một hợp thể.
-Tập luyện: Tập thể dục ngoài việc giúp cơ thể ta khỏe mạnh, săn chắc nó còn giúp giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ đường tim mạch và phổi. Ta hãy nhớ công thức, cơ thể dẻo dai là nền móng cho sức khỏe.
-Tâm hồn an lạc: Bởi thân và tâm là hợp thể, nên tâm có khỏe thì thân mới khỏe, tâm có sảng khoái thì thân mới sảng khoái. Nên việc tập luyện tâm hồn cũng cần thiết song với việc tập luyện cơ thể. Để tâm hồn khỏe mạnh, cần phải giữ cho tâm hồn thư thái, tránh lo âu và bớt những suy nghĩ vọng động. Và cách để rèn luyện tinh thần đó là: Thiền Định, đưa tâm hồn đến trạng thái yên tịnh.
-Phước Đức: Khỏe mạnh là hạnh phúc mà Phước đức chính là con đường để hạnh phúc. Nên yếu tốt phước đức không nói vẫn là thiếu sót. Để có phước đức, ta phải đem an vui cho người khác, từ đó nó sẽ tạo thành một kết quả hạnh phúc, dành cho chủ nhân của no.
Vậy, để khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy làm việc tốt! Đó là những phương pháp tuyệt vời. để giữ gìn sức khỏe của mình, theo đúng khoa học và đúng phương cách: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!  Đừng chỉ biết ăn gạo lứt rồi càng bệnh, càng bệnh càng ăn, càng ăn càng bệnh, đó thật là một thảm cảnh, phản Nhân Quả và phản khoa học!
4. Ăn gạo lứt giúp cân bằng âm dương
Theo quan niệm của triết học Phương Đông thì cân bằng âm dương là điều quan trọng nhất. Mọi sự rắc rối xảy ra đều do mất cân bằng. Ví dụ chúng ta cảm thấy không khỏe, ăn uống không ngon miệng, trong người nóng nhiệt hoặc ớn lạnh khó chịu đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng âm dương. Nếu chúng ta không khắc phục kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh đấy.
Khi cảm thấy trong người nóng nhiệt, hoặc ngoài trời oi bức thì chúng ta phải dùng những món ăn, thức uống giải nhiệt. Ngược lại khi ngoài trời lạnh giá, hoặc trong người cảm thấy lạnh thì phải bổ sung những thực phẩm mang tính ấm. Đó là phương pháp ăn uống giúp cân bằng cơ thể.
Chúng ta càng cân bằng bao nhiêu thì cơ thể càng khỏe mạnh, ít sinh bệnh tật bấy nhiêu. Phương pháp ăn gạo lứt của Giáo sư Osawa đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận là phương pháp ăn uống dưỡng sinh giúp cân bằng âm dương và trị bệnh rất hiệu quả.
5. Ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh 
Gạo lứt là gạo vẫn còn lớp màng mỏng bao bọc sau khi tách khỏi vỏ trấu. Chính lớp màng mỏng này có chứa thiamin (sinh tố B1), có tác dụng chuyển hóa tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần kinh.
Nếu thiếu sinh tố B1, chúng ta sẽ bị một căn bệnh gọi là “béribéri”. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, “béribéri” trong tiếng Ấn có nghĩa là “yếu”, sau này người ta mới biết căn bệnh “yếu” đó là do thiếu sinh tố B1.
Triệu chứng của căn bệnh là phù (da bủng), tê tứ chi, rủn gối (mất phản xạ gân xương), đi đứng khó khăn; nguy hiểm nhất là cơ tim bị phù nề, mất trương lực và bệnh nhân chết trong tình trạng suy tim. Trước đây, nhất là trước 1945, rất nhiều người ở nước ta mắc căn bệnh này, đặc biệt là công nhân ở các đồn điền cao su, hầm mỏ và trong các nhà tù. Khi bị bệnh, người ta tự chữa bằng cách ăn cám gạo (trong cám có chứa sinh tố B1), còn các thầy thuốc thì dùng sinh tố B1, hiệu quả rất nhanh.

Liên hệ mua gạo lứt đỏ Miền Nam

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Bột sắn dây có tác dụng gì?

Bột sắn dây có tác dụng gì?

1. Chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt 
Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.

2. Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính
Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.

3. Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước
Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
4. Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè
Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
5. Vết thương chảy nhiều máu
Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

6. Trị mụn trứng cá, mụn nhọt
Có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.

7. Chảy máu mũi thường xuyên
Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.

8. Trị viêm họng
Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.

9. Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa
Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.


10. Ngộ độc thức ăn

Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

11. Trị rắn cắn
Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.

12. Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi
Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

13. Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe
Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng sắn dây 20g, đậu ván 12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.

14. Giải rượu
Cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.

15. Thanh nhiệt cơ thể
Trong những ngày hè nắng nóng, uống hỗn hợp bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm mát “nội thất” phía trong cơ thể một cách tốt nhất.

Sắn dây có nhiều tác dụng, tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.

“Có cô con dâu bị người nhà kết tội giết” mẹ chồng vì bà bị đột tử ngay sau khi uống cốc sắn dây pha với mật ong của con dâu”, Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Nga cho biết, cuối tuần vừa rồi chị về quê Hà Tây giỗ bố. Đi đến đâu mọi người cũng chia sẻ câu chuyện này, bởi nước sắn dây là món giải khát phổ biến ở vùng quê. “Nước sắn dây vốn mát, lành nhưng nếu pha với mật ong thì lại thành loại nước cực độc, có thể giết chết người”, nhiều người quả quyết.
ThS Lương y Vũ Quốc Trung, nguyên Phó Giám đốc trung tâm khoa học công nghệ (Cục dự trữ quốc gia) khẳng định, uống nước sắn dây pha với mật ong gây đột tử chỉ là lời đồn đoán trong dân gian, còn tuyệt nhiên không có sự việc đó.
“Tôi thường xuyên uống nước sắn dây pha với mật ong, cả gia đình tôi cũng vậy, chẳng có điều gì bất thường xảy ra”, ông Trung khẳng định.
Và uống để khẳng định dân gian nói sắn dây kết hợp mật ong tạo ra chất cực độc chỉ là lời đồn đoán.
“Thức ăn và thuốc đều có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống. Y học cổ truyền cho đó là sự tương phản và có đề ra những cấm kỵ nếu dùng chung có thể gây phản ứng có hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản này nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứ đừng nói gì đến chuyện chết người”, lương y Trung nói.
Lương y giải thích: “Sắn dây được sản xuất theo công nghệ mài lọc qua nước, 100% bột sắn còn lại là tinh bột, khi ăn vào cơ thể chuyển hóa thành đường glucoza. Mật ong có thành phần hầu hết là đường glucoza + đường fructoza và một số vitamin, vi lượng + 1 số hoạt chất sinh học. Thực tế, mật ong là chất bổ dưỡng tốt, có tác dụng chữa bệnh về đường ruột và trong mật ong có chất kháng khuẩn vì vậy sử dụng là vô hại, chứ không thể có hại. Hơn nữa, mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với nhau cũng không gây ra phản ứng.
Theo ThS Trung kể cả trong trường hợp bột sắn dây được trộn hoặc được làm từ củ sắn (mì) hoặc bột dong thì công nghệ sản xuất sắn dây mài và ngâm lọc cũng loại bỏ hết độc tố trong sắn mì nên không thể gây phản ứng như đồn thổi. Đặc biệt, mật ong không có tính axit nên cũng không phân hủy chất xyanhydric trong đó ra chất độc hại được. Cũng có trường hợp mọi người cho rằng, sắn dây được trộn thạch cao - suflat canxi (CAS04) – thì khi vào cơ thể dưới tác động của axit clohydric (HCl) có trong dịch vị dạ dày thì thạch cao cũng tan ra chứ không kết tủa gây hại như một số người nói”.
Trường hợp nếu có dị ứng với mật ong (rất hãn hữu) thì cũng gây mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, đau bụng, tiêu chảy… chứ không thể gây chết tắc tử như vậy được. Theo LY Trung, các trường hợp chết đột ngột như kể trên thường do tai biến mạch máu não hoặc bị tim mạch.
Bài vả ảnh: Tú Anh

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Gạo lứt và những lợi ích mang lại cho sức khỏe



Gạo lứt và những lợi ích mang lại cho sức khỏe - Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin nhóm B, phốt pho, selen, mangan, kali và magie.



 Nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời và dinh dưỡng thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chống ung thư ruột kết

 Gạo lứt có chứa selen một loại chất đã được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt tốt cho tiêu hóa và kết quả là nó giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư ruột kết.

Giảm cholesterol

 Dầu có trong cám của gạo lứt được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo nâu cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL.

Ngăn ngừa bệnh tim

 Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Temple (Mỹ) đã phát hiện ra, ăn gạo lứt có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim.

Không tăng cân

 Chất xơ có trong gạo lứt giúp kiểm soát lượng kalo và làm ta thấy no lâu hơn. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy, phụ nữ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo nâu sẽ giúp cơ thể kiểm soát được trọng lượng.

Ngăn ngừa táo bón

 Do hàm lượng chất xơ cao nêu gạo lứt rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru,” qua đó giúp ngăn ngừa táo bón.

 Kiểm soát lượng đường trong máu

 Chất xơ trong gạo lứt cũng có những tác động tích cực đến việc kiểm soát bệnh đái đường type 2.

 Tăng cường “sức khỏe” của xương

 Gạo lứt là loại thực phẩm giàu magiê, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của xương. Một chén gạo lứt cung cấp 21% lượng magie cần thiết mỗi ngày. Magie cũng cần thiết cho việc hấp thụ canxi, một loại chất dinh dưỡng cần thiết cho “sức khỏe” của xương.

Giảm các triệu chứng hen suyễn

 Như đã nói, gạo nâu rất giàu magie, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, magiê có trong gạo lứt có thể làm giảm các triệu chứng bệnh của người bị hen suyễn. Chất selen cũng mang đến những lợi ích tích cực cho bệnh hen suyễn.

Giảm nguy cơ bị sỏi mật

 Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "American Journal of Gastroenterology," thực phẩm có chứa chất xơ không tan trong nước như gạo lứt có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ.

 Duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh

 Gạo lứt rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Loại chất dinh dưỡng này cũng giúp hỗ trợ sản xuất hormone tình dục bằng cách tổng hợp axit béo và sản xuất cholesterol./.

(Đẹp/Vietnam+)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Ăn chay lợi và hại

Ăn chay giúp phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư… nhưng phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc chứng thiếu máu... không nên ăn chay.

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Người ăn chay giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận…



Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Có lợi cho hệ tiêu hóa: Chế độ ăn chay bao gồm những chất xơ tự nhiên, tinh bột và protein tự nhiên, một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất… rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dễ dàng chuyển hóa lượng.

Giúp eo thon: Do không chứa chất béo, đạm, mỡ nên chế độ ăn chay giúp bạn tránh được khả năng tăng cân, béo phì.

Tác hại

Thiếu kẽm: Kẽm là loại vi chất quan trọng trong các loại thịt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp đôi. Mỗi ngày nam giới cần 30 mg kẽm, nữ giới là 24 mg. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm tinh trùng, giảm khả năng làm cha; tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy giảm thị lực, suy giảm vị giác, làm chậm quá trình lành vết thương.

Yếu xương: Các chuyên gia Úc và Việt Nam tiến hành khảo sát 2.700 người và nhận thấy, người ăn chay tăng 5% nguy cơ bị yếu xương so với người ăn thịt. Tuy nhiên, với người ăn chay bao gồm trứng và sữa thì sức khỏe của bộ xương không có gì khác biệt.

Ai không nên ăn chay?

Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi và sắt… để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho thai nhi. Vậy nên một chế độ ăn uống kiêng kem, nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho bào thai.

Trẻ em: Trẻ nhỏ cần một chế độ ăn uống phong phú, dồi dào để có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. Trong khi một chế độ ăn chay thiếu vắng chất đạm, protein lại không đáp ứng được yêu cầu này.

Người mắc chứng thiếu máu: Trong thịt tập trung một lượng lớn chất sắt, nếu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Người đang ốm, người suy giảm thể lực, phụ nữ đang trong giai đoạn đèn đỏ cũng được khuyến cáo là không nên ăn chay.

Ăn chay khoa học

Lời khuyên cho một chế độ ăn chay lành mạnh là:

Ăn đa dạng các loại thực phẩm cả về hương vị, màu sắc…, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12 vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất này. Bạn có thể tìm thấy chúng trong đậu tương hoặc rau có lá màu xanh sẫm, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt. Cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vi chất qua viên nén.

Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt...

Theo Tiền Phong

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người - Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt.

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người

Nền nông nghiệp trên hành tinh của chúng ta đã được bắt đầu cách đây khoảng 12.000 năm. Tổ tiên loài người hồi sơ khai thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp đã kiến tạo nên một tập hợp đa dạng sinh học vô cùng dồi dào của các hệ sinh thái mang tính chất sản xuất, trong đó con người đã sử dụng các loại ngũ cốc, kể cả lúa gạo, làm thực phẩm ít nhất là 10.000 năm.

Ngũ cốc nói chung và lúa gạo nói riêng là những loại thực phẩm chính của nhiều nền văn minh trên thế giới, trong đó có nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

Chính vì vậy cho nên hạt ngũ cốc toàn phần nói chung và gạo lứt nói riêng đã đóng một vai trò quyết định trong quá trình phát triển của nhân loại và đảm bảo sự bền vững cho sức khỏe cộng đồng.

Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt; sản phẩm vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người nhằm kiến tạo nên trạng thái cân bằng của các quá trình chuyển hoá – trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể phát triển tốt và đẩy lùi mọi nguy cơ của bệnh tật.

Gạo lứt giúp phòng ngừa, hạn chế bệnh tật, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính và nhiều tác dụng quý giá khác.

Trước hết chúng ta cần nhấn mạnh rằng phần cùi của gạo lứt đã đóng một vai trò chủ yếu trong các ưu việt của gạo lứt.

1. Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, chúng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do.

Như chúng ta đã biết, các gốc tự do đều là những sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người.

Các gốc tự do rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người, xâm hại và phá hủy nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào não và ADN (acid desoxyribonucleic) - cơ sở vật chất của di truyền.

Sự xâm hại và phá huỷ tế bào do các gốc tự do sẽ được tích luỹ và tăng lên theo tuổi tác; cũng là nguyên nhân của hầu hết các rối loạn về sức khỏe và phát sinh bệnh tật như bệnh mụn trứng cá, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh, bệnh Parkinson, già trước tuổi, các viêm nhiễm mãn tính, đột qụy v.v…

Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người lính bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng “lấy đi viên đạn” khi tế bào cơ thể bị gốc tự do tấn công, do đó tế bào tránh được sự hư hại.

Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.

2. Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường:
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường.

Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II.

Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

3. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Hàng trăm triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến việc tăng cao các rủi ro (xơ cứng động mạch, đột qụy, cơn đau tim đột ngột, chứng xơ vữa động mạch).

Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.

Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể hiện rõ ở chỗ: làm giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm việc hấp thụ chất béo và cholesterol; làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và acid mật; làm giảm áp suất máu và triglyceride, ngăn ngừa việc ngưng kết tiểu huyết cầu.

Coenzyme Q10 cũng có những hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.

4. Gạo lứt có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các bệnh thoái hóa và chặn đứng hiện tượng lão suy sớm.
Như mọi người đều biết, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người là một mạng lưới phức hợp có nhiệm vụ điều hòa và phối hợp tất cả các hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị các vi sinh vật gây hại tấn công (vi khuẩn, virut, nấm, các loại ký sinh) và chấm dứt việc hình thành và phát triển các tế bào bất bình thường. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể người chống lại tất cả các loại bệnh tật và ốm đau.

Tuy nhiên hệ thống này có thể suy yếu đi do thiếu hụt dinh dưỡng, do ốm đau kéo dài và do viêm nhiễm hoặc do các chất gây ung thư, do các kim loại nguy hiểm hoặc do các toxin, các chất độc hại cũng như do stress mà cơ thể chúng ta gặp hàng ngày.

Khi hệ thống miễn dịch yếu kém, bệnh cúm bình thường cũng có thể làm cho cơ thể bị đe dọa. Tăng cường việc dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch là một hoạt động cần thiết, đặc biệt là những người ở tuổi trên 50 bởi vì việc bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị giảm sút theo tuổi tác.

Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn, phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa.

Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.

5. Gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư.
Vì nguyên nhân của các bệnh ung thư rất phức tạp cho nên người ta đã khuyến cáo mọi người, ngoài việc tránh các loại toxin (độc tố), cần phải ăn các loại thực phẩm lành, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó gạo lứt là một thực phẩm quan trọng nhất giúp phòng chống một số bệnh ung thư.

Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú.

Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.

6. Gạo lứt có tác dụng cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón v.v…
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…

Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30g/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.

Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi teen.

Có 2 loại chất xơ quan trọng. Chất xơ hoà tan tạo thành thể gel trong ống tiếu hóa và làm chậm việc tiêu hóa carbohydrate nhằm làm cho đường glucose bị giải phóng chậm và được hấp thụ chậm hơn vào giòng máu. Đây là loại chất xơ chịu trách nhiệm đối với việc giảm thấp cholesterol và điều hòa glucose trong máu.

Chất xơ không hòa tan đi qua ruột một cách nguyên vẹn. Nó thu hút và hấp thụ nước và xúc tiến việc đào thải phân ra ngoài. Nó cũng giúp cho việc loại trừ các chất thải độc hại và duy trì độ pH tối thích vốn rất cần thiết đối với việc tối đa hóa chức năng tiêu hóa và giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.

Gạo lứt chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.

7. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cân ở những người bị bệnh béo phì.
Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo.

Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.

8. Gạo lứt có tác dụng giải độc cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị các chất độc hại xâm nhập thông qua thực phẩm, không khí, thông qua da v.v…
Trái đất là một hệ sinh thái kín, các hiệu ứng xấu có thể lan tỏa ra hàng nghìn dặm kể từ nguồn phát sinh; và các chất độc hại có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thực phẩm, không khí và thông qua da.

Do đó, gạo lứt có thể hỗ trợ việc giải độc theo hai đường hướng. Trước hết lượng chất xơ cao trong gạo lứt đã giúp thải bỏ các toxin một cách nhanh chóng và an toàn, “rửa sạch” thành ruột nhằm giải thoát các chất thải thối rữa vốn có thể bao vây việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và đầu độc hệ thống tiêu hóa.

Đường hướng thứ hai: các chất kháng oxy hóa tiềm năng và các chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ trợ giúp trong cuộc chiến chống lại các gốc tự do sản sinh các toxin.

Người ta đã biết các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học.

Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.

9. Gạo lứt có tác dụng cải thiện chức năng của gan.
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan.

Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.


10. Gạo lứt có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Do sự có mặt trong lớp cùi của gạo lứt các chất dinh dưỡng thực vật giúp tạo năng lượng như Coenzyme Q10, acid alpha lipoic và các vitamin nhóm B, trong đó có cả acid pangamic, cho nên gạo lứt có tác dụng tăng cao năng lượng cho cơ thể .

Acid alpha lipoic cũng là một tác nhân rất quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Nó được các vận động viên điền kinh sử dụng hàng ngày nhằm tăng cường năng lượng và cải thiện việc dự trử glycogen trong cơ bắp.

Acid pangamic (B15) có tác dụng làm tăng oxygen trong tế bào. Nó đã trở thành một danh hiệu nổi tiếng khi các vận động viên của Liên bang Nga sử dụng nó như “một loại vũ khí bí mật” (hợp pháp) nhằm tăng cường sức chịu đựng, tăng cao nghị lực, sức bền và tốc độ. Ngày nay vitamin B15 đã trở thành một chất yêu thích nhất của tất cả các vận động viên điền kinh.

11. Gạo lứt có tác dụng làm giảm sỏi thận; đồng thời xây dựng bộ xương của cơ thể chắc khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận là một trong những rối loạn tổng quát nhất của đường tiết niệu. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ canxi, nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do canxi trong khẩu phần dinh dưỡng.

Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ .

Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.

12. Gạo lứt có tác dụng cải thiện thị giác.
Gạo lứt có chứa lutein và zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực và giảm các rủi ro của sự thoái hóa hoàng điểm và bệnh đục thủy tinh thể. Các acid béo không thể thay thế omega 3, omega 6, omega 9 và acid folic có trong lớp cùi của gạo lứt cũng đều có tác dụng cải thiện thị lực của mắt.

13. Gạo lứt có tác dụng giảm hiện tượng đau đầu và cải thiện chức năng trí tuệ và tinh thần.

Gạo lứt là một sự kết hợp hoàn hảo của các tác nhân giải độc và những tác nhân phù trợ não. CoQ10 có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu đến 50%, làm giảm sự mệt nhọc và làm dịu sự mệt mỏi về tinh thần.

Acid alpha lipoic có tác dụng tăng cường trí nhớ và giúp phòng chống quá trình lão hóa của bộ não. Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần, làm dịu hệ thống thần kinh và làm dịu stress. Kali có tác dụng phù trợ chức năng trí tuệ, tinh thần bằng cách chuyển oxygen đến não.

Phosphatidylserine có tác dụng cải thiện trí nhớ, sức tập trung và sự chú ý. Ngoài ra, cơ chế giải độc giúp cải thiện mọi khía cạnh của sức khỏe; khi cơ thể loại trừ được các toxin thì tất cả các chức năng đều hoạt động tốt hơn, kể cả chức năng trí tuệ.

14. Gạo lứt có tác dụng làm giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh; có tác dụng tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.

Phần cùi của gạo lứt chứa một phổ đầy đủ các chất dinh dưỡng có chức năng tăng cường vẻ đẹp bao gồm CoQ10, các vitamin nhóm E, các vitamin nhóm B, trong đó có biotin, tất cả các chất này đều có tác dụng kiến tạo nên vẻ đẹp từ bên trong.

Phần cùi của gạo lứt cũng có acid gamma amino butyric và squalene vốn là những chất thiết yếu không thể thay thế trong việc làm sáng da làm cho da mịn màng và làm cho tóc mọc khỏe.

Một tập hợp các chất kháng oxy hóa cao và rất giàu các chất dinh dưỡng của lớp cùi gạo lứt đã làm cho gạo lứt trở thành một thực phẩm rất tốt trong việc giải độc hàng ngày. Khi mà các toxin đã bị loại trừ, da sẽ trở nên sáng bóng, hồng hào và hấp dẫn hơn.