Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Gạo lứt và những khám phá mới

Gạo lứt và những khám phá mới - Trong gạo lứt có một dược chất tên là INOSITOL HEXAPHOSPHATE, rất nổi tiếng giúp ích cho cơ thể. Theo các cuộc thử nghiệm, ăn nhiều gạo lứt cũng chưa chắc đem đến cho cơ thể chúng ta đầy đủ số lượng chất INOSITOL HEXAPHOSPHATE.

Gạo lứt và những khám phá mới

Lý do là vì sự cấu tạo của chất này trong gạo lứt rất phức tạp cho nên hệ thống tiêu hóa của con người khó có thể biến hóa gạo một cách hữu hiệu để lấy được chất này ra. Do đó các hãng bào chế lớn phải cần dùng đến những máy móc tối tân và tinh vi mới có thể lấy ra được dược chất INOSITOL HEXAPHOSPHATE từ gạo lứt ra và chế biến thành dạng thuốc viên. Sau đây là các ích lợi của tinh chất gạo lứt INOSITOL HEXAPHOSPHATE:

• Lọc máu, giúp tống các chất kim loại độc hại có trong máu như thủy ngân, chì, nhôm, cadmium, v.v... ra khỏi cơ thể (gây ra do ô nhiễm không khí và hóa chất nơi hãng làm) (J Agriculture Food Chemistry 47: 4714-17, 999)

• Tẩy độc thận, ngăn ngừa và giúp phòng chống sạn thận (Scandinavian Journal Urology Nephrology 34: 162-64, 2000)

• Bồi bổ tim (Br J Haematology 125:545-51, 2004)

• Làm sạch các mạch máu, ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch (International Journal Cardiology 33: 191-9, 1991)

• Hỗ trợ bệnh có mỡ trong gan (FATTY LIVER), tẩy độc gan (Anticancer Research 19: 3695-98, 1999)

• Tẩy độc đường ruột, ngăn ngừa ung thư ruột già (Cancer 56: 717-18, 1985)

• Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến trí óc như bệnh mất trí nhớ của quý vị cao niên (bệnh Alzheimer's Disease - cố tổng thống Ronald Reagan), bệnh Parkinson, Huntington's disease.....( Journal Alzheimer's Disease 6:291-301, 2004, Ann N Y Academy Sciences1012:306-25, 2004)

• Ngăn ngừa và phòng chống bệnh sạn mật (Gastroenterology 76: 548-55, 1979)

• Tẩy các chất cặn bã “Lipofuscin” ra khỏi óc, tim, mắt và làm tan biến đi các vết đồi mồi dưới làn da (quý vị trung niên và cao niên hay bị) (Free Radical Biology Medicine 33:611-9, 2002)

• Là một loại thuốc trụ sinh thiên nhiên giết vi trùng, vi khuẩn (Microbial Pathogenesis 36:263-71, 2004; Clinical Infectious Diseases 25: 888, 1997)

• Giảm tiểu đường, ngăn ngừa máu đóng cục (Diabetic Medicine 21:798-802, 2004)

Ngoài cách lợi ích kể trên, tinh chất gạo lứt còn được nhiều bác sĩ coi là một dược phẩm rất quan trọng cho các bệnh nhân ung thư, giúp hủy diệt khối u, ngăn chận di căn. Để giúp lọc máu, tẩy độc, phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, ai cũng nên uống tinh chất gạo lứt tối thiểu mỗi năm một lần, mỗi lần uống khoảng 30 ngày liền. Quý ông trên 40 và quý phụ nữ đã mãn kinh nên dùng thường xuyên hơn (năm 2-3 lần, mỗi lần một tháng).

Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên lúc bụng đói hoặc uống 2 viên lúc bụng đói trước khi đi ngủ. Bệnh nhân ung thư có thể dùng số lượng gấp đôi, gấp ba và dùng thường xuyên hơn.

Lưu Ý: trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc quý vị đang thiếu máu không nên dùng tinh chất gạo lứt.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ỡ trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước". Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hoà các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Article researched & compiled by Nutrition Depot Inc.
For questions & answers, ask Dr. Bob at www.NDCharity.com, www.NutritionDepotForCharity.com, www.CongTyDuocThao.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét