Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Gạo lứt và những lợi ích mang lại cho sức khỏe



Gạo lứt và những lợi ích mang lại cho sức khỏe - Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin nhóm B, phốt pho, selen, mangan, kali và magie.



 Nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời và dinh dưỡng thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chống ung thư ruột kết

 Gạo lứt có chứa selen một loại chất đã được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt tốt cho tiêu hóa và kết quả là nó giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư ruột kết.

Giảm cholesterol

 Dầu có trong cám của gạo lứt được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo nâu cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL.

Ngăn ngừa bệnh tim

 Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Temple (Mỹ) đã phát hiện ra, ăn gạo lứt có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim.

Không tăng cân

 Chất xơ có trong gạo lứt giúp kiểm soát lượng kalo và làm ta thấy no lâu hơn. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy, phụ nữ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo nâu sẽ giúp cơ thể kiểm soát được trọng lượng.

Ngăn ngừa táo bón

 Do hàm lượng chất xơ cao nêu gạo lứt rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru,” qua đó giúp ngăn ngừa táo bón.

 Kiểm soát lượng đường trong máu

 Chất xơ trong gạo lứt cũng có những tác động tích cực đến việc kiểm soát bệnh đái đường type 2.

 Tăng cường “sức khỏe” của xương

 Gạo lứt là loại thực phẩm giàu magiê, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của xương. Một chén gạo lứt cung cấp 21% lượng magie cần thiết mỗi ngày. Magie cũng cần thiết cho việc hấp thụ canxi, một loại chất dinh dưỡng cần thiết cho “sức khỏe” của xương.

Giảm các triệu chứng hen suyễn

 Như đã nói, gạo nâu rất giàu magie, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, magiê có trong gạo lứt có thể làm giảm các triệu chứng bệnh của người bị hen suyễn. Chất selen cũng mang đến những lợi ích tích cực cho bệnh hen suyễn.

Giảm nguy cơ bị sỏi mật

 Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "American Journal of Gastroenterology," thực phẩm có chứa chất xơ không tan trong nước như gạo lứt có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ.

 Duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh

 Gạo lứt rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Loại chất dinh dưỡng này cũng giúp hỗ trợ sản xuất hormone tình dục bằng cách tổng hợp axit béo và sản xuất cholesterol./.

(Đẹp/Vietnam+)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Ăn chay lợi và hại

Ăn chay giúp phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư… nhưng phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc chứng thiếu máu... không nên ăn chay.

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Người ăn chay giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận…



Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Có lợi cho hệ tiêu hóa: Chế độ ăn chay bao gồm những chất xơ tự nhiên, tinh bột và protein tự nhiên, một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất… rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dễ dàng chuyển hóa lượng.

Giúp eo thon: Do không chứa chất béo, đạm, mỡ nên chế độ ăn chay giúp bạn tránh được khả năng tăng cân, béo phì.

Tác hại

Thiếu kẽm: Kẽm là loại vi chất quan trọng trong các loại thịt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp đôi. Mỗi ngày nam giới cần 30 mg kẽm, nữ giới là 24 mg. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm tinh trùng, giảm khả năng làm cha; tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy giảm thị lực, suy giảm vị giác, làm chậm quá trình lành vết thương.

Yếu xương: Các chuyên gia Úc và Việt Nam tiến hành khảo sát 2.700 người và nhận thấy, người ăn chay tăng 5% nguy cơ bị yếu xương so với người ăn thịt. Tuy nhiên, với người ăn chay bao gồm trứng và sữa thì sức khỏe của bộ xương không có gì khác biệt.

Ai không nên ăn chay?

Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi và sắt… để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho thai nhi. Vậy nên một chế độ ăn uống kiêng kem, nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho bào thai.

Trẻ em: Trẻ nhỏ cần một chế độ ăn uống phong phú, dồi dào để có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. Trong khi một chế độ ăn chay thiếu vắng chất đạm, protein lại không đáp ứng được yêu cầu này.

Người mắc chứng thiếu máu: Trong thịt tập trung một lượng lớn chất sắt, nếu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Người đang ốm, người suy giảm thể lực, phụ nữ đang trong giai đoạn đèn đỏ cũng được khuyến cáo là không nên ăn chay.

Ăn chay khoa học

Lời khuyên cho một chế độ ăn chay lành mạnh là:

Ăn đa dạng các loại thực phẩm cả về hương vị, màu sắc…, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12 vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất này. Bạn có thể tìm thấy chúng trong đậu tương hoặc rau có lá màu xanh sẫm, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt. Cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vi chất qua viên nén.

Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt...

Theo Tiền Phong

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người - Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt.

Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe con người

Nền nông nghiệp trên hành tinh của chúng ta đã được bắt đầu cách đây khoảng 12.000 năm. Tổ tiên loài người hồi sơ khai thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp đã kiến tạo nên một tập hợp đa dạng sinh học vô cùng dồi dào của các hệ sinh thái mang tính chất sản xuất, trong đó con người đã sử dụng các loại ngũ cốc, kể cả lúa gạo, làm thực phẩm ít nhất là 10.000 năm.

Ngũ cốc nói chung và lúa gạo nói riêng là những loại thực phẩm chính của nhiều nền văn minh trên thế giới, trong đó có nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

Chính vì vậy cho nên hạt ngũ cốc toàn phần nói chung và gạo lứt nói riêng đã đóng một vai trò quyết định trong quá trình phát triển của nhân loại và đảm bảo sự bền vững cho sức khỏe cộng đồng.

Cùng với các loại ngũ cốc, gạo lứt là một loại hạt toàn phần tốt nhất có lợi cho sức khoẻ về nhiều mặt; sản phẩm vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người nhằm kiến tạo nên trạng thái cân bằng của các quá trình chuyển hoá – trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể phát triển tốt và đẩy lùi mọi nguy cơ của bệnh tật.

Gạo lứt giúp phòng ngừa, hạn chế bệnh tật, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính và nhiều tác dụng quý giá khác.

Trước hết chúng ta cần nhấn mạnh rằng phần cùi của gạo lứt đã đóng một vai trò chủ yếu trong các ưu việt của gạo lứt.

1. Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, chúng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do.

Như chúng ta đã biết, các gốc tự do đều là những sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người.

Các gốc tự do rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người, xâm hại và phá hủy nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào não và ADN (acid desoxyribonucleic) - cơ sở vật chất của di truyền.

Sự xâm hại và phá huỷ tế bào do các gốc tự do sẽ được tích luỹ và tăng lên theo tuổi tác; cũng là nguyên nhân của hầu hết các rối loạn về sức khỏe và phát sinh bệnh tật như bệnh mụn trứng cá, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh, bệnh Parkinson, già trước tuổi, các viêm nhiễm mãn tính, đột qụy v.v…

Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người lính bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng “lấy đi viên đạn” khi tế bào cơ thể bị gốc tự do tấn công, do đó tế bào tránh được sự hư hại.

Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.

2. Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường:
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường.

Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II.

Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

3. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Hàng trăm triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến việc tăng cao các rủi ro (xơ cứng động mạch, đột qụy, cơn đau tim đột ngột, chứng xơ vữa động mạch).

Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.

Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể hiện rõ ở chỗ: làm giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm việc hấp thụ chất béo và cholesterol; làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và acid mật; làm giảm áp suất máu và triglyceride, ngăn ngừa việc ngưng kết tiểu huyết cầu.

Coenzyme Q10 cũng có những hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.

4. Gạo lứt có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các bệnh thoái hóa và chặn đứng hiện tượng lão suy sớm.
Như mọi người đều biết, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người là một mạng lưới phức hợp có nhiệm vụ điều hòa và phối hợp tất cả các hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị các vi sinh vật gây hại tấn công (vi khuẩn, virut, nấm, các loại ký sinh) và chấm dứt việc hình thành và phát triển các tế bào bất bình thường. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể người chống lại tất cả các loại bệnh tật và ốm đau.

Tuy nhiên hệ thống này có thể suy yếu đi do thiếu hụt dinh dưỡng, do ốm đau kéo dài và do viêm nhiễm hoặc do các chất gây ung thư, do các kim loại nguy hiểm hoặc do các toxin, các chất độc hại cũng như do stress mà cơ thể chúng ta gặp hàng ngày.

Khi hệ thống miễn dịch yếu kém, bệnh cúm bình thường cũng có thể làm cho cơ thể bị đe dọa. Tăng cường việc dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch là một hoạt động cần thiết, đặc biệt là những người ở tuổi trên 50 bởi vì việc bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị giảm sút theo tuổi tác.

Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn, phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa.

Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.

5. Gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư.
Vì nguyên nhân của các bệnh ung thư rất phức tạp cho nên người ta đã khuyến cáo mọi người, ngoài việc tránh các loại toxin (độc tố), cần phải ăn các loại thực phẩm lành, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó gạo lứt là một thực phẩm quan trọng nhất giúp phòng chống một số bệnh ung thư.

Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú.

Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.

6. Gạo lứt có tác dụng cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón v.v…
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…

Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30g/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.

Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi teen.

Có 2 loại chất xơ quan trọng. Chất xơ hoà tan tạo thành thể gel trong ống tiếu hóa và làm chậm việc tiêu hóa carbohydrate nhằm làm cho đường glucose bị giải phóng chậm và được hấp thụ chậm hơn vào giòng máu. Đây là loại chất xơ chịu trách nhiệm đối với việc giảm thấp cholesterol và điều hòa glucose trong máu.

Chất xơ không hòa tan đi qua ruột một cách nguyên vẹn. Nó thu hút và hấp thụ nước và xúc tiến việc đào thải phân ra ngoài. Nó cũng giúp cho việc loại trừ các chất thải độc hại và duy trì độ pH tối thích vốn rất cần thiết đối với việc tối đa hóa chức năng tiêu hóa và giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.

Gạo lứt chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.

7. Gạo lứt có tác dụng làm giảm cân ở những người bị bệnh béo phì.
Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo.

Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.

8. Gạo lứt có tác dụng giải độc cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị các chất độc hại xâm nhập thông qua thực phẩm, không khí, thông qua da v.v…
Trái đất là một hệ sinh thái kín, các hiệu ứng xấu có thể lan tỏa ra hàng nghìn dặm kể từ nguồn phát sinh; và các chất độc hại có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thực phẩm, không khí và thông qua da.

Do đó, gạo lứt có thể hỗ trợ việc giải độc theo hai đường hướng. Trước hết lượng chất xơ cao trong gạo lứt đã giúp thải bỏ các toxin một cách nhanh chóng và an toàn, “rửa sạch” thành ruột nhằm giải thoát các chất thải thối rữa vốn có thể bao vây việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và đầu độc hệ thống tiêu hóa.

Đường hướng thứ hai: các chất kháng oxy hóa tiềm năng và các chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ trợ giúp trong cuộc chiến chống lại các gốc tự do sản sinh các toxin.

Người ta đã biết các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học.

Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.

9. Gạo lứt có tác dụng cải thiện chức năng của gan.
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan.

Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.


10. Gạo lứt có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Do sự có mặt trong lớp cùi của gạo lứt các chất dinh dưỡng thực vật giúp tạo năng lượng như Coenzyme Q10, acid alpha lipoic và các vitamin nhóm B, trong đó có cả acid pangamic, cho nên gạo lứt có tác dụng tăng cao năng lượng cho cơ thể .

Acid alpha lipoic cũng là một tác nhân rất quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Nó được các vận động viên điền kinh sử dụng hàng ngày nhằm tăng cường năng lượng và cải thiện việc dự trử glycogen trong cơ bắp.

Acid pangamic (B15) có tác dụng làm tăng oxygen trong tế bào. Nó đã trở thành một danh hiệu nổi tiếng khi các vận động viên của Liên bang Nga sử dụng nó như “một loại vũ khí bí mật” (hợp pháp) nhằm tăng cường sức chịu đựng, tăng cao nghị lực, sức bền và tốc độ. Ngày nay vitamin B15 đã trở thành một chất yêu thích nhất của tất cả các vận động viên điền kinh.

11. Gạo lứt có tác dụng làm giảm sỏi thận; đồng thời xây dựng bộ xương của cơ thể chắc khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận là một trong những rối loạn tổng quát nhất của đường tiết niệu. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ canxi, nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do canxi trong khẩu phần dinh dưỡng.

Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ .

Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.

12. Gạo lứt có tác dụng cải thiện thị giác.
Gạo lứt có chứa lutein và zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực và giảm các rủi ro của sự thoái hóa hoàng điểm và bệnh đục thủy tinh thể. Các acid béo không thể thay thế omega 3, omega 6, omega 9 và acid folic có trong lớp cùi của gạo lứt cũng đều có tác dụng cải thiện thị lực của mắt.

13. Gạo lứt có tác dụng giảm hiện tượng đau đầu và cải thiện chức năng trí tuệ và tinh thần.

Gạo lứt là một sự kết hợp hoàn hảo của các tác nhân giải độc và những tác nhân phù trợ não. CoQ10 có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu đến 50%, làm giảm sự mệt nhọc và làm dịu sự mệt mỏi về tinh thần.

Acid alpha lipoic có tác dụng tăng cường trí nhớ và giúp phòng chống quá trình lão hóa của bộ não. Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần, làm dịu hệ thống thần kinh và làm dịu stress. Kali có tác dụng phù trợ chức năng trí tuệ, tinh thần bằng cách chuyển oxygen đến não.

Phosphatidylserine có tác dụng cải thiện trí nhớ, sức tập trung và sự chú ý. Ngoài ra, cơ chế giải độc giúp cải thiện mọi khía cạnh của sức khỏe; khi cơ thể loại trừ được các toxin thì tất cả các chức năng đều hoạt động tốt hơn, kể cả chức năng trí tuệ.

14. Gạo lứt có tác dụng làm giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh; có tác dụng tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.

Phần cùi của gạo lứt chứa một phổ đầy đủ các chất dinh dưỡng có chức năng tăng cường vẻ đẹp bao gồm CoQ10, các vitamin nhóm E, các vitamin nhóm B, trong đó có biotin, tất cả các chất này đều có tác dụng kiến tạo nên vẻ đẹp từ bên trong.

Phần cùi của gạo lứt cũng có acid gamma amino butyric và squalene vốn là những chất thiết yếu không thể thay thế trong việc làm sáng da làm cho da mịn màng và làm cho tóc mọc khỏe.

Một tập hợp các chất kháng oxy hóa cao và rất giàu các chất dinh dưỡng của lớp cùi gạo lứt đã làm cho gạo lứt trở thành một thực phẩm rất tốt trong việc giải độc hàng ngày. Khi mà các toxin đã bị loại trừ, da sẽ trở nên sáng bóng, hồng hào và hấp dẫn hơn.

Công dụng của gạo lứt


Mọi người đồn thổi ăn gạo lứt có thể chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết dưới góc nhìn y học, gạo lứt có những công dụng gì?

Trần Văn Thụ, Gia Viễn, Ninh Bình

Lớp cám của gạo lứt muối mè cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Theo Đông y, gạo lứt đỏ rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.


Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.

Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng...

* Có thể chỉ ăn toàn gạo lứt, muối vừng lâu dài được không?

Ngô Minh Nam, Tân An, Long An

Ai cũng biết, gạo lứt, muối mè có rất nhiều ưu điểm khi ăn và có tác dụng nhất định đối với một số bệnh (đặc biệt là những bệnh có căn nguyên từ việc ăn uống quá dư thừa, ăn uống xô bồ).

Mặt khác ai cũng biết rằng gạo lứt và muối mè chỉ thỏa mãn một số nhất định các nhu cầu về dinh dưỡng cũng như chỉ có tác dụng với một số bệnh tật, chứ không phải gạo lứt, muối mè có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về dinh dưỡng, và gạo lứt, muối mè càng không thể chữa được bách bệnh. Chính vì thế mà trong khuyến cáo của mình, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên nên ăn đủ về lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng với khoảng 15 loại thực phẩm mỗi ngày.

Nói cách khác, ăn uống đa dạng và luôn luôn thay đổi là cách ăn đúng đắn và khoa học hơn cả. Chúng ta không phản bác việc ăn gạo lứt, muối mè, nhưng chúng ta phản bác việc quá khích, độc tôn chỉ ăn gạo lứt, muối mè mà không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác.

Trong vài trường hợp đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày (thậm chí với cả người đang khỏe mạnh, bình thường), nếu chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày, có thể gây nguy hại hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng hơn vì thiếu những chất dinh dưỡng mà trong gạo lứt, muối mè không có.

Thực ra phương pháp Oshawa là một kiểu tiết thực đặc biệt, có tác dụng giải độc (nhờ các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt, muối mè) và làm quân bình âm dương trong cơ thể, góp phần chữa các bệnh do mất cân bằng âm dương hay ăn uống quá nhiều, ăn uống xô bồ dẫn tới tình trạng tích độc trong cơ thể.

Đối với các bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất quân bình âm dương, không tích độc trong cơ thể, phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp. Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, cần phải thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn này.

* Vì sao có cây rỗng ruột mà vẫn sống?

Lê Văn Nam, Tuy Hòa, Phú Yên

Do là chất dinh dưỡng mà cây cần chủ yếu dựa vào 2 tuyến vận chuyển: Một tuyến là phần chất gỗ từ dưới hướng lên phía trên, đưa nước và những chất vô cơ từ bộ rễ hút lên đưa tới các lá cây; một tuyến là hướng từ trên xuống dưới, đem những chất dinh dưỡng (chất hữu cơ) do lá chế tạo ra (nhờ tác dụng quang hợp) chuyển xuống bộ rễ.

Cả hai tuyến dẫn đó đều ở bên ven thân cây, cành cây, mà chỗ rỗng ruột ở thân cây chỉ là một phần ở giữa thân gỗ. Khi hai tuyến dẫn ở ven, bờ của thân cây không bị đứt đoạn toàn bộ thì cây vẫn sống và lớn lên, không chết ...

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Công dụng của gạo lứt rang muối mè

Công dụng của gạo lứt rang muối mè "Bà Loan" - Mọi người đồn thổi ăn gạo lứt có thể chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết dưới góc nhìn y học, gạo lứt có những công dụng gì? – Trần Văn Thụ, Gia Viễn, Ninh Bình.

Gạo lứt rang muối mè "Bà Loan"
Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.
Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ “thực dưỡng”, có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
GS.TS Nguyễn Lân Dũng

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Ăn gạo lứt rang để ngừa bệnh tiểu đường?

Ăn gạo lứt rang để ngừa bệnh tiểu đường? - Theo nghiên cứu ở Mỹ thì gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt rang?


Ăn gạo lứt rang để ngừa bệnh tiểu đường?
Thưa BS Tuyết Hoa,

Tôi đọc thông tin trên mạng thấy nội dung sau

“Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.

Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lứt trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.

Nhưng nghiên cứu trên những người ăn gạo lứt lại cho ra kết quả ngược lại, họ không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

Giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.

Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu”.


Tôi xin hỏi, nếu theo nghiên cứu trên thì người Việt Nam có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao phải không BS, vì chúng ta ăn một ngày đến 2-3 bữa cơm? Vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt không? Mong BS Tuyết Hoa cho ý kiến, tôi xin cảm ơn!

Thanh Hải - Bình Chánh, TPHCM


Nhiều nơi người dân ăn nhiều cơm gạo và khoai tây nhưng lại không béo phì
hoặc đái tháo đường - Ảnh: internet

Chào anh,


Gạo trắng thuộc nhóm carbohydrate có chỉ số đường (GI >70), cao hơn so với gạo lứt (# 60). Do gạo lứt (lức) còn có lớp vỏ bên ngoài, đây chính là chất xơ giúp chậm hấp thu đường, do vậy đường huyết ngay sau ăn 1 chén gạo trắng  sẽ tăng cao hơn đường huyết sau ăn 1 chén gạo lứt.


Những nghiên cứu gần đây ghi nhận người có chế độ ăn với thức phẩm có GI thấp trong nhiều năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành thấp hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm có GI cao.

Tuy nhiên, những vùng như châu Á và Peru, nơi người dân ăn cơm gạo và khoai tây (vốn có chỉ số GI cao) nhưng lại không béo phì hoặc ĐTĐ nhiều hơn các dân tộc khác, có lẽ do thói quen ăn nhiều trái cây và rau cải góp phần tích cực giảm tác động lên đường huyết ở họ.

Khi chọn thực phẩm ăn uống, giới y học luôn khuyến cáo chúng ta hãy quan tâm đến nhóm có chỉ số GI thấp nhưng chính tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày mới là yếu tố quan trọng nhất và mạnh nhất có ảnh hưởng đến những bệnh mạn tính này (nghĩa là số gam carbohydrate ảnh hưởng lên mức đường huyết nhiều hơn là chỉ số GI).

Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của chỉ số GI trong thức ăn với đáp ứng đường huyết.

Ví dụ, GI thay đổi theo kiểu chế biến, thời gian lưu trữ, phương pháp nấu nướng, ngay cả cùng là khoai tây nhưng GI cũng khác nhau…, đáp ứng lên đường huyết rất thay đổi từ người này sang người khác, thay đổi trong cùng một người từ ngày này qua ngày khác vì tùy thuộc vào hàm lượng đường trong máu, mức độ kém nhạy cảm với insulin và nhiều yếu tố khác.

TS-BS Lê Tuyết Hoa


Kính chào bác sĩ Tuyết Hoa!

Bố cháu 52 tuổi, hay mất ngủ, huyết áp tăng nhanh về ban đêm, nước tiểu thường bị ruồi kiến bâu. Cơ thể mất khả năng miễn dịch nên vết thương lâu lành, thường bị nhiễm trùng. Bố cháu vẫn ăn uống bình thường (ăn rất nhiều) và còn ăn mặn.

Cháu nghĩ bố cháu đã bị tiểu đường, muốn đưa bố đi khám nhưng ông không chịu. Nếu không đi khám, có dấu hiệu nào khẳng định chắc chắn bố cháu bị tiểu đường không ạ? Cháu mong BS cho cháu lời khuyên. Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Đình Phong - TP Vinh, Nghệ An

Chào cháu,

Bệnh ĐTĐ có biểu hiện rất đa dạng, từ  không có bất kỳ triệu chứng gì đến một vài hoặc đầy đủ tất cả các triệu chứng và biến chứng. Do vậy việc chẩn đoán đòi hỏi thử đường glucose trong máu và thăm khám đánh giá đầy đủ các biến chứng.
Vậy nên, cháu cố gắng động viên ông đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác nhé.


TS-BS Lê Tuyết Hoa


Chào bác sĩ,

Tôi nghiện thuốc lá, mỗi ngày hút hơn một bao. Gần đây tôi nghe nói người hút thuốc lá dễ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), có phải không thưa BS? Tôi cũng có sở thích uống trà nữa. Tôi nghĩ uống trà sẽ giảm phần nào tác hại của khói thuốc, như vậy sẽ giúp tôi giảm nguy cơ bị đái tháo đường do hút thuốc? Xin cảm ơn BS

Nguyễn Trường Sơn - Nam Định, son1812…@yahoo.com


Xin chào anh,

Hút thuốc lá không phải là yếu tố thuận lợi gây mắc ĐTĐ, nhưng là yếu tố nguy cơ gia tăng các biến chứng trên mạch máu của bệnh ĐTĐ. Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ thuốc lá thôi anh ạ. Mỗi ngày anh hút hơn một bao là quá nhiều rồi đấy.

Chưa rõ tác dụng của trà có giảm được tác hại nói chung của thuốc lá, nhưng trà mang lại lợi ích trên tim mạch và giúp giảm mỡ cholesterol có hại trong cơ thể.

 TS-BS Lê Tuyết Hoa


Thưa BS Tuyết Hoa,

Em bị đái tháo đường mới được phát hiện. Em đang ăn kiêng nhưng lại mắc bệnh tụt huyết áp vì thế việc ăn kiêng không mấy hiệu quả. Kính mong BS cho em lời khuyên.

Ánh Nguyệt - moonshine…@gmail.com

Ánh Nguyệt à,

Tụt huyết áp và ăn kiêng là hai chuyện không có liên quan gì đến nhau em ạ. Ăn kiêng trong bệnh ĐTĐ không hoàn toàn là ăn kiêng như người thừa cân, mà chính là ăn uống hợp lý. Khẩu phần ăn hợp lý giúp em có đủ sức khỏe mà vẫn đảm bảo điều chỉnh được đường huyết.


Có lẽ em muốn đề cập đến tình trạng huyết áp thấp của em hơn là tụt HA? Có vài nguyên nhân, hoặc thậm chí huyết áp thấp vốn mặc định của cơ thể em (do cơ địa)... Em có thể tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thích hợp nhé.

TS-BS Lê Tuyết Hoa





Kính chào bác sĩ Tuyết Hoa,

Tôi năm nay 39 tuổi. 3 năm trước tôi sinh thêm 1 cháu trai. Lúc mang bầu tới tuần thứ 32, bác sĩ phát hiện tôi bị tiểu đường thai kỳ (kết quả xét nghiệm máu vào sáng sớm chưa ăn là 7,5). Từ khi sinh xong tôi thường xuyên đo đường máu, hiện nay chỉ số đường máu của tôi vào lúc sáng sớm quanh ở mức 6,5 - 6,7.

Vậy xin hỏi các bác sĩ, chỉ số đường máu của tôi ở thời điểm hiện nay có phải là cao không? Xin bác sĩ cho tôi biết chỉ số an toàn của người Việt hoặc người châu Á là bao nhiêu trước khi ăn và sau khi ăn 1-2h?

Tôi có cần phải duy trì chế độ ăn kiêng nào không? Xin cảm ơn các bác sĩ Tuyết Hoa, chúc bác sĩ nhiều sức khỏe!

Bích Thảo - Q. Tân Bình, TP.HCM

Chào chị Thảo,

Chị đã bị ĐTĐ thai kỳ. Thường sau sinh đường huyết trở về bình thường. Chỉ một số ít người vẫn còn rối loạn dung nạp đường (là tình trạng tiền đái tháo đường) hoặc thực sự ĐTĐ sau khi sinh.

Trong số bình thường này, một số người có thể có bất thường đường huyết ở lần mang thai tiếp theo và 30-50% trong số họ sẽ bị ĐTĐ thực sự trong tương lai. Do đó, người bị ĐTĐ thai kỳ nên kiểm tra đường huyết hàng năm, được tư vấn về cách phòng ngừa ĐTĐ Duy trì tập thể dục và ăn đúng cách là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Chỉ số đường huyết của chị không vượt quá 7mmol/L nên chưa thể là ĐTĐ, nhưng ở mức 6,5-6,7 mmol/L cũng là có rối loạn đường huyết đói rồi.

Chỉ số đường huyết bình thường trước khi ăn ở người trẻ trung niên càng gần trị số của người bình thường càng tốt: 5,0-5,4 mmol/L và sau khi ăn 2 h cho phép 6.7  -7.8 mmol/L. Tuy nhiên ở người có tuổi các mức này rộng hơn và linh hoạt theo tình trạng thể chất của người bệnh.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Cơm gạo lứt nấu nóng hổi tại Hà Nội

Cơm gạo lứt nấu nóng hổi tại Hà Nội

Nấu cơm cách chưng cách thủy trong nồi thường: Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước ( 1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước. Gạo lứt + nước + muối để vào tô và đặt tô này vào nồi có nước. Nước trong nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi xi hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 15 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi đợt hai 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau thì chín cơm.


Cách nấu cơm cách thủy trong nồi áp suất:
Thành phần: Gạo lứt đỏ Miền Nam 0,7kg , 1 nắm đỗ đỏ, 30 hạt sen, một miếng phổ tai, 1/2 thìa muối hầm ( 1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước. Để nồi đất này vào nồi áp suất có nước, Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào nồi đất đựng gạo. Bật lửa, chưng cách thủy nồi gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 10 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 20 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 10 phút thì tắt  lửa. Để 30 phút sau là cơm chín.




Chất liệu: Phổ tai (rong biển) đỗ đỏ, hạt sen, gạo lứt (4 -5 người ăn)
150.000 vnđ/ 1 nồi đất nấu cách thủy
Liên hệ: Nhung dđ: 0979.955.150

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Gạo lức rang - đời chưa khép lại với tôi

Gạo lức rang - đời chưa khép lại với tôi - điều trị bịnh thoái hóa khớp từ tây y qua thực dưỡng. Kết quả tốt đẹp không ngờ.

       Tôi không phải là một nhà văn, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhưng thấy cần phải chia sẻ những gì mình đã được chia sẻ từ người khác. Tôi mạo muội viết ra kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được. Xin gởi đến mọi người. Trong phạm vi bài nầy, tôi chỉ nói đến chửa bịnh thoái hóa khớp và phòng chống loãng xương. Nếu văn vẻ không thông suốt, mong mọi người lượng thứ.

       Tôi bị thoái hóa khớp gối chân trái và chân phải, gần 10 tháng rồi. Tôi không chạy xe đạp được, không đi lại được. Tôi tưởng đời đã khép lại với tôi. Nhưng không, đời tôi vẫn màu hồng......
       Sau khi uống hết 2 kg bột gạo lức rang, bịnh thoái hóa 2 khớp gối của tôi gần như hết 8/10. Trước khi dùng nước gạo lức, tôi đã phải dùng nịch vải dầy, to bản băng vào 2 đầu gối. Tôi đi từng bước nặng nhọc và có cảm giác đầu gối muốn sụm xuống (tôi bị sụm 1 lần khi bước chân lên xe buýt). Nhiều lúc tôi phải chống gậy để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể đè trên 2 đầu gối, và cũng để an toàn, tránh té ngã.  Đồng thời luôn phải nghe tiếng khua lịch kịch của các khớp xương nơi đầu gối. Mỗi khi có đợt đau nhức tôi phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau và giản cơ mấy tuần liền. Trong lúc uống thuốc tây, tôi vẫn khó vận động, đi lại. Điều quan trọng nhất là tinh thần của tôi.Tôi rất buồn khi thấy mình sắp trở thành phế nhân ở tuổi chưa già.

      Khi có người quen chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang. Tôi chỉ gật gù cho qua, vì tôi nghĩ thuốc tây còn bó tay với bịnh thoái hóa khớp thì gạo lức rang làm được gì? Thời may, chính người ấy đã tặng cho tôi 1 kg bột gạo lức rang và mong tôi dùng thử. Tôi không tin, nhưng sẵn có bột thì dùng thử, đâu có hại gì?. Tôi nghĩ như vậy và bắt đầu uống. Cứ 1 ly nước sôi khoảng 200 cc, tôi cho vào 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Mỗi ngày tôi uống 2 ly, tức là 4 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Sau đó, tôi lên mạng lục tìm thông tin xem gạo lức rang tốt cở nào? Cũng như trước đây tôi đã lục tìm xem bịnh thoái hóa khớp sẽ dẫn đến đâu? Về bịnh thoái hóa khớp càng tìm hiểu, càng thêm buồn, vì kết cục thê thảm quá, nào là ngồi xe lăn, thay khớp nhân tạo, đau nhức đêm ngày.... Tôi bị ám ảnh mà đêm ngày không sao ngủ được. Vì tôi còn khá trẻ, tôi còn muốn làm rất nhiều việc, đòi hỏi sự đi lại, linh hoạt chân tay như trồng rau, trồng kiểng các loại, nhổ cỏ, xới đất. ...Nếu phải ngồi xe lăn thì buồn biết mấy. Về nước gạo lức rang, càng đọc tôi càng thấy phấn chấn. Tôi được biết gạo lức rang có rất nhiều tác dụng tốt để chửa được nhiều bịnh. Riêng có một câu mà tôi thắc mắc là :gạo lức rang làm cho nhẹ người. Nhẹ người là sao? Tôi không thể hiểu nổi, bởi vì mỗi người cân nặng bao nhiêu là bao nhiêu làm sao làm nhẹ được?

       Sau khi uống bột gạo được 10 ngày, thì tôi hiểu chữ nhẹ người là sao? Trước đây người tôi rất nặng nề, (tôi thừa tới 10 kg). Tôi đi, đứng ì ạch. Một đoạn đường ngắn mà tôi đi mãi mới tới nơi. Sau khi uống bột được 10 ngày, tôi có cảm giác mình linh hoạt, bước chân của tôi nhanh hẳn lên. Tôi không thấy nặng nề, ì ạch nữa. Lúc nầy thì tôi đã hiểu nhẹ người là sao? Và sau khi  dùng hết 2 kg bột, tôi không còn phải băng đầu gối nữa, tôi đi nhanh như chạy cũng được. Đầu gối của tôi không còn khua lịch kịch nữa. Không có cảm giác gì lạ ở đầu gối, giống như tôi chưa từng bị thoái hóa khớp vậy.Tôi chỉ còn cảm giác hơi khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên. Nhưng tôi biết, tôi sẽ hết bịnh hoàn toàn sau khi uống thêm vài kg bột gạo lức nữa. Người chỉ cho tôi uống bột đã khỏi bịnh hoàn toàn, đến nay đã 3 năm rồi, bịnh vẫn không tái phát. Chị nói người khỏe khoắn, nhanh nhạy và chị đã chỉ cho nhiều người. Ai cũng hết bịnh.Thật tình, tôi mừng không thể tả vì đời tôi vẫn còn màu hồng, đời còn chưa khép lại với tôi.

Có 3 cách dùng gạo lức rang:
  1/   Bột gạo lức rang:
------ dễ làm (gạo lức rang lên, rồi xay nhuyển, mịn như bột mì). Bạn rang gạo như phần 2 đã hướng dẫn, rồi bạn rang tiếp thêm một lúc nữa cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, rất đẹp mắt là được rồi. ( không làm nở bung hết, chỉ 1 số hạt thôi là được rồi. )
------dễ tìm (ở đâu cũng có, nếu không làm được thì mua),
------an toàn (có ai ăn gạo mà chết bao giờ), ----- dễ bảo quản, dễ cất giữ (4- 5 tháng không hư)
 ----- làm giảm cân (ăn gạo lức không bao giờ mập) ------Không phản ứng phụ với bất cứ ai, ------Không kỵ với tất cả các loại thuốc tây y khác. ------Không giới hạn tuổi xử dụng ( từ lâu đã được dùng cho trẻ nhỏ là bột gạo lức Bích Chi).. ------ Bạn có thể dùng bột Bích Chi, mua trong chợ hay các siêu thị. (tôi thấy giá rất mềm, không biết họ có độn thêm gì không?)
  2/ Còn 1 cách dùng khác là trà gạo lức.
Nếu bạn không tiện xay nhuyển như bột, hay bạn không thích uống bột. Bạn hãy uống trà gạo lức rang;

      Cách làm như sau:
Mua gạo lức huyết rồng (khoảng 25.000 đồng /kg). Bạn vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phọng vậy) là được rồi.
     Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẳn 1 miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào hủ có nắp kín để bảo quản. Mổi ngày, bạn múc vài muổng gạo lức rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bịnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ 1, bạn lại chế nước sôi vào lần 2, rồi lần 3. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống. Cuối cùng, hạt gạo đã nở mềm. Bạn có thể vứt đi, hay ăn cho khỏi tội.
     Trà gạo lức rất thơm, ngon, đẹp mắt. Trong tình cảnh trà khô vừa mắc tiền, vừa bị trộn tạp chất, vừa bị xịt thuốc trừ sâu. Bạn hãy dùng trà gạo lức, như một biện pháp phòng tránh ngộ độc thuốc sâu, an toàn, thơm ngon, rẻ tiền, chửa bịnh khớp, và phòng chống loảng xương.
      Bạn hãy dùng trà gạo lức rang. Bạn sẽ ghiền vị thơm ngon của chúng.

    3/  Cốm gạo lức.
    Gạo lức vo thật sach (vì có nhiều chất bảo quản). Nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, Sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, dòn tan, ăn rất ngon. Tuy nhiên, phải là người có sức nhai tốt, mới nên dùng cốm gạo lức.
    Tôi có dến 1 tiệm bán tạp phô ở chợ Bà chiểu. Cửa hàng nầy, bán dủ thứ về gạo lức. Tôi thấy họ bán cốm  gạo lức. Có nhản hiệu như hình kèm theo bài này đây. Như vậy, rõ ràng là để chửa bịnh về khớp và phòng chống loãng xương, bắt buộc là phải rang gạo lên.

Người chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang ở Vũng tàu. Tôi lại mua cốm gạo lức ở chợ Bà Chiểu. Từ đó tôi suy ra việc dùng gạo lức rang để chửa bịnh khớp là phương pháp dân gian, đã truyền miệng từ lâu đời rồi. Một phương pháp trị thoái hóa khớp rất hay, nhưng không hiểu vì sao ít người biết đến, và không được phổ biến rộng rãi?????             
     Phụ nữ chúng ta, ở độ tuổi 45 trở đi. Trên 90 % dễ bị thoái hóa khớp, do cơ thể không tạo đủ chất nhờn để bôi trơn các ổ khớp. Khi bị thoái hóa là bị tất cả các khớp. Nhưng khớp đầu gối bị trước tiên, vì nó chịu sức nặng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi chân tay. Đứng lên, ngồi xuống không linh hoạt như trước. Dần dần các khớp sẽ kêu răng rắc khi vận động. Ở các nước tiên tiên, mỗi ngày 1 người phụ nữ trên 45 tuổi thường uống 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn), cùng với 1 viên calci D. Uống suốt đời, để ngăn chận bịnh thoái hóa khớp. Vì cơ thể tạo chất nhờn thiếu, nên phải uống bổ xung mỗi ngày. Đây là thức ăn, dưới dạng thuốc, nên còn gọi là thực phẩm chức năng.

    Bạn hãy xem người nhà bạn, hàng xóm bạn, họ hàng bạn, người tình cờ gặp trên đường, người có tuổi, (thỉnh thoảng có người trẻ tuổi). Thường là phụ nữ, nam giới rất ít
--- Ai đau nhức mình mẩy.
--  Ai bị loảng xương.
----Ai bước xuống cái bửng dắt xe máy mà sính vính, chới với.
---Ai bước đi mà mặt mày nhăn nhó vì đau đớn
---Ai sợ đi xe buýt (vì sợ chậm lên xuống, xe chạy mất)
---Ai bước đi chầm chậm (vì đi nhanh sợ bị sụm xuống do khớp gối lỏng lẻo)

---Ai ngồi thấp xuống khó khăn, đứng lên phải bò hay níu một vật gì đó.
---Ai không ngồi xổm được .
---Ai không lên cầu thang được( phải bám vào thành cầu thang để kéo mình lên, đi phải chụm 2 chân , đi từng bước một, hoặc từ chối lên cầu thang, hoặc thấy thang lầu là sợ khiếp).
---Ai bước đi mà nghe xương kêu răng rắc (tình trạng nầy là bịnh thoái hóa khớp đã nặng rồi. Chất nhờn đã khô, các đầu xương chạm vào nhau phát ra tiếng kêu). Nếu bị một thời gian thì gạo lức rang vẫn chữa được như tôi đã từng bị.
Những người có 1 trong những triệu chứng kể trên, có thể là dấu hiệu của bịnh thoái hóa khớp. Bạn nên giới thiệu cho họ uống bột gạo lức rang. Cứu 1 người còn hơn xây 9 ngôi chùa mà.

Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì yêu cầu phải liên tục mỗi ngày. Nếu 1 kg bột mà uống 2-3 tháng mới hết thì không có kết quả. Chỉ uống hết 1 kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay. (bạn có bịnh về khớp, thì cảm nhận được liền. Bạn không bịnh thì thử máu mới thấy kết quả tốt). Những bà con bị bịnh nặng, đã từng đau khổ vì bịnh thì sẽ cảm nhận kết quả tốt từng ngày, vì đó là niềm hy vọng cuối cùng và mong manh ( tin sao nổi!. Tôi đã từng ra vào khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy. Điều trị theo tây y, bịnh không có chiều hướng tốt)
      Trước đây, tôi phải uống thuốc tạo chất nhờn mỗi ngày. Khi được chỉ dẫn, tôi uống bột gạo lức rang cùng với thuốc tạo chất nhờn được 1 tháng thì tôi ngưng không uống thuốc nữa. Chỉ uống bột gạo rang thôi.      Bạn là phụ nữ trên 45 tuổi. Bạn phải có 1 sự lựa chọn tốt cho xương cốt của bạn đến suốt đời. Bạn phải chọn 1 trong 2 cách sau:      1/ Mỗi ngày 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn cho khớp), 1 viên calci D,(thuốc chống loãng xương. Thuốc nầy phải uống vào buổi sáng, với nhiều nước. Uống xong phải đi lại, không được nằm. Làm ngược lại sẽ bị sạn thận).
     2/ Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống). Hoặc nước trà gạo lức rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích).     Bột gạo lức rang và nước trà gạo lức, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu. Không kiêng kỵ với thuốc gì. Bài viết trên, tôi nhấn mạnh đến giới phụ nữ trên 45 tuổi. Vì ở độ tuổi đó người phụ nữ rất dễ bị thiếu chất nhờn ở các ổ khớp. Tỉ lệ 90 người nữ/10 người nam.   
        Hôm nay, tôi viết những lời nầy, gởi đến các bạn, để cùng nhau phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Hãy giúp đem lại nụ cười cho những ai đã từng đau khổ như tôi. Nước gạo lức rang, thần dược của mọi người.

Bình Châu

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

CÁC TRỢ PHƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH



CÁC TRỢ PHƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH

1. CÁCH XÔNG ĐAU NHỨC: 1 ký muối hột và một ký củ cải trắng cho vào 4 lít nước nấu sôi. Đổ nước sôi này ra xô, rồi dùng vật cản gác trên mặt nước để chân không đụng vô nước bị phỏng và gác chân lên xông, dùng mền quấn bít kín lại đến ngang rốn. Nước xông nguội thì cho chân vô ngâm 5 phút, rồi ngâm chân vô nước lạnh trong một phút. Xông chân liên tục 2 tuần.

2. CÁCH ÁP NƯỚC GỪNG CHỖ ĐAU VÀ KHỐI U TRONG CƠ THỂ: 200 gram gừng tươi giã nhuyễn cho vào bọc vải mùng. Nấu 2 lít nước sôi cho bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. Nắm góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng.

Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì lấy khăn ra, rồi đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút một lần. Một ngày đắp ba lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả. Chú ý lúc đang cho con bú, không được đắp nước gừng lên vú, vì sẽ bị tắt tia sữa.

3 - CÁCH DÁN CAO KHOAI MÔN (CỦ NHỎ) CHỖ ĐAU VÀO BUỔI TỐI TRƯỚC KHI NGỦ: Khoai sọ củ nhỏ rửa sạch và gọt vỏ. Chín phần khoai sọ đã giã nhuyễn, (hoặc mài nhuyễn, hoặc xay nhuyễn) trộn cho đều với một phần củ gừng đã gọt vỏ và đã giã nhuyễn. Đổ hỗn hợp này vô miếng vải mùng, bề dày hỗn hợp độ một phân rưỡi. Đắp lên chỗ đau, bó lại để không bị rớt khoai ra và đắp nguyên đêm.

4. VIÊM NHIỄM ÂM HỘ - UNG THƯ TỬ CUNG: 4 cây cải xậy tươi độ 1 ký (cải làm dưa muối) + 4 lít nước + 1 nắm muối. Nấu chín cải, đổ nước ra chậu, cho thêm nước lạnh cho vừa đủ nóng, ngồi vào chậu nước này để ngâm mông và phủ mền lên ngang rún 30 phút. Sau đó tắm cho sạch. Ngâm mông 2 tuần liên tục. Đắp nước gừng và dán cao khoai sọ từ rún trở xuống (Xem số 2 và số 3 ). Uống nước lá trinh nữ hoàng cung và lá trà bồ công anh (Xem số 38).

Mỗi tối lấy bông gòn bằng ngón tay út nhúng vô dầu mè và lăn bột Denti (bột Denti chữa bệnh) rồi nhét vô đường tiểu, sáng đi tiểu ra. Nhét như vậy từ 1 tuần đến 10 ngày. Trường hợp bị huyết trắng thì nhét bông gòn tẩm dầu mè và bột Denti giống như vậy trong 5 ngày. Ăn cơm gạo lứt muối mè theo số 7.

5. BỆNH HAY ĐAU BỤNG - NHỨC ĐẦU - TRÚNG GIÓ MÉO MIỆNG TRONG VÒNG 5 PHÚT - PHONG GIỰT - TĂNG HUYẾT ÁP - ỔN ĐỊNH THẦN KINH:

1 muỗng canh bột sắn dây cho một chút xíu nước lạnh (nước nấu chín để nguội), khuấy lên để bột không bị ốc trâu, rồi mới cho 1 bát nước sôi vào, khuấy lên thấy bột trong là chín. Nếu bột chưa trong thì cho vào nồi để lên bếp lửa khuấy cho chín, rồi cho một muỗng cà phê nước tương Tamari vào khuấy đều. Uống hỗn hợp này lúc bụng đói, hoặc lúc trúng gió, hoặc vào buổi tối và trùm mền cho đổ mồ hôi. Sau đó, lau khô người và thay quần áo. Không được ra gió trước một tiếng đồng hồ.

6. ĂN KHÔNG TIÊU: dầm 1 miếng chanh muối lâu năm với nước nóng để uống, hoặc ngậm 1 miếng nhỏ chanh muối (chanh muối lâu năm ), ngậm một lúc rồi nuốt.

7. CẢM: 15 lá trà 3 năm + nửa trái chanh muối lâu năm (trái nhỏ, trái lớn thì một phần ba) + 1 lóng gừng bằng ngón chân cái nướng cho chín rồi băm nhuyễn. Ba thứ này nấu với một chén rưỡi nước cho sôi, sắc lại còn 1 chén, vớt bỏ lá trà, rồi chế nước này vào chén có 1 muỗng canh bột sắn dây đã được tán ra vơi 1 muỗng canh nước khuấy lên, nếu bột trong là chín, bột chưa trong thì bắc lên bếp khuấy sơ thêm cho chín bột. Sau đó, cho vào một muỗng nước tương Tamari và khuấy đều. Ăn nóng rồi trùm mền cho ra mồ hôi, không ra gió trước 1 tiếng đồng hồ.
Đau cổ họng viêm họng hạt và viêm nhiễm thanh quản, thực quản
8. ĐAU CỔ HỌNG - VIÊM HỌNG HẠTVÀ VIÊM NHIỄM THANH QUẢN, THỰC QUẢN:

Tối trước khi ngủ, đánh răng bằng bột Denti, sau đó ngậm 1 phần 4 muỗng cà phê bột Denti (loại ngậm, không phải loại đánh răng), ngửa cổ để khò khò cho nước bột này thấm vô cổ họng, rồi ngậm đến khi hết mặn nuốt luôn, đi ngủ không được uống nước, vì sẽ làm trôi thuốc.

9. Đàm trong cổ - mệt đứt hơi

Để trị đàm, buổi tối, trước khi đi ngủ, ngậm 1 phần 8 trái chanh muối, nuốt từ từ đến hết chanh muối rồi ngủ, không được uống nước vì sẽ làm trôi thuốc. (chanh này đã ngâm muối 3 năm). Ăn gạo lứt muối mè theo số 7 trong 1 tháng. Răng yếu, có thể xay cơm gạo lứt rồi trộn muối mè. Xay bằng cối xay thịt của Liên Sô. Chú ý, cũng phải nhai cơm cho nát thành nước và cảm thấy vị ngọt mới được nuốt.

10. Bệnh nhức đầu kinh khủng:

1 lon nếp nấu chín trộn với hành hương sống đã thái nhỏ, túm vào khăn, đắp lên đầu. Vừa cảm thấy nóng chịu không nổi thì lấy ra, rồi lại đắp vào, liên tục đắp như vậy cả vùng đầu và thái dương, cho đến khi nếp nguội. Một ngày đắp 1 lần.

11. THÚ ĐỘC CẮN: dùng dây cột phần trên chỗ bị cắn để nọc độc không theo máu chảy về tim, sau đó lấy bông gòn nhúng vô nước tương Tamari đắp lên chỗ bị cắn. Và lấy hai lòng đỏ trứng gà có trống khấy đều với hai muỗng canh nước tương Tamari và uống.

12. SƠ GAN - VIÊM GAN B, C: Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước thân cây và lá

của cây lá gai. Lá gai tốt nhất là lấy cây lá gai từ tháng giêng đến tháng hai. Lấy 100 gram lá gai và cả thân cây + 30 gram cây chó đẻ + 50 gram cây cỏ mần chầu + 50gram cây ô rô, tất cả sao vàng khử thổ và rửa sạch nấu với ba chén nước, nấu sắc còn lại 8 phân. Uống chén nước lá gai đầu tiên này trước 6 giờ sáng. Sau đó, đổ một lít nước vô nấu sắc lại còn nửa lít để uống suốt ngày. Nếu bị bệnh ung thư gan thì thêm vào 10 gram bồ công anh và 100 gram hoàng ngọc (2 hứ này cũng sao vàng khử thổ).

13. GIỜI ĂN ( DÔ NA): Cách 1: 20 lá trà ba năm nấu với 2 chén nước, sắc lại còn 1 chén, để rửa vết thương. Cách 2: dùng dấm nuôi thoa lên vết thương. Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước gạo lứt rang.

14. HO (do cảm, hoặc dùng bổ phổi): nấu 30 lát củ sen và 4 lát gừng với một lít nước, còn ba xị để uống suốt ngày. Hoặc để 30 lát củ sen và 4 lát gừng hãm với 3 xị nước sôi đựng trong bình thủy, cho củ sen và gừng mềm rồi uống. Không được uống nước gì khác, không ăn trái cây.

15. LỞ LOÉT: Nước cốt nghệ + muối + phèn chua giã nhỏ, ba thứ này phân lượng bằng nhau. Tất cả trộn chung rồi hấp cách thủy, khoảng 15 phút. Bôi nước này lên chỗ lở loét là khô liền.

16. BỆNH CHÀM GHẺ LỞ PHÁT SINH TỪ MÁU DƠ: phải ăn cơm lứt mè theo số 7 cho đường ruột tốt, dẫn đến máu tốt, mới hết bệnh. Xức dầu mè lên vết chàm, rồi thoa bột Denti lên.

17. ĐAU THẮT NGANG LƯNG: 1 khúc xương rồng ba khía (thân láng) dài 3 tấc, xắt mỏng.1 ký muối hột rang cho hết nổ. Giường lót giấy báo và lá chuối chồng lên lớp giấy báo vì rất nóng, đổ muối đã rang lên lá chuối, sau cùng xếp lớp xương rồng xắt mỏng phủ lên lớp muối. Lấy khăn lông phủ lên xương rồng, rồi nằm vùng đau lên khăn lông đã phủ xương rồng .

18. CƯỜM MẮT , ĐỎ MẮT, MẮT KÉO MÂY: nhỏ dầu mè lâu năm, mỗi lần 2 giọt, một ngày 3 lần.

19. MỆT VÌ LÀM VIỆC QUÁ SỨC - MỆT VÌ MẤT NƯỚC - KHÓ THỞ VÌ HÍT NHIỀU KHÓI XE - TÉ BẦM: Uống một ly nước trà lá ba năm hòa với một muỗng cà phê nước tương Tamari. Chú ý là cho nước tương Tamari vào ly trước, rồi mới đổ nước trà lên nước tương và khuấy đều. Nước này có tác dụng khai thông máu, làm tan máu bầm và có tác dụng như nước biển truyền cho người bị mất nước.
Trả lời với trích dẫn
  #2 
Cũ 06-08-2011, 10:51 AM
bapcai bapcai đang ẩn
Member
                       
Tham gia ngày: Jun 2011
Bài gửi: 56
Mặc định
20. VIÊM XOANG MŨI: 1 nắm trầu Lương nấu với 1 lít nước. Khi nước sôi, đổ vào 1 chung rượu đế trắng. Trùm khăn xông mũi. Cỏ lông heo hay cỏ hôi, lá có 3 màu: xanh, trắng, vàng, bông màu vàng. Lấy bông của cỏ giã chung với một chút muối, chế thêm một ít nước. Nhỏ 2 giọt nước này vào một bên mũi, thở cho thông xong, nhỏ tiếp 2 giọt vào lỗ mũi kia. Đừng nhỏ một lúc hai lỗ mũi, sẽ bị nghẹt thở. Nếu không muốn chữa theo cách xông như trên, thì ăn cơm gạo lứt với muối mè theo số 7 và đắp nước gừng ở phần mũi đến trán, cũng hết bệnh. (Xem cách đắp nước gừng, số 2).

21. ĐAU NHỨC VÌ SANH ĐẺ ĐI NHIỀU: Ăn gạo lứt rang để hút ẩm và xông theo cách chỉ ở trang 39, số 1.

22. NHỨC ĐẦU KHI ĐANG ĂN SỐ 7: Ăn bột sắn theo cách chỉ ở trang 43. Nhức đầu nhiều, áp nước gừng theo cách chỉ trang 39,

23. BỆNH ÓI VÌ SAY XE: Dán 1 trái mơ muối lên rốn. Ngậm 1 trái mơ muối trước khi lên xe (mơ đã muối 3 năm).

24. NƯỚC UỐNG TĂNG CƯỜNG SINH LỰC: 2 củ nhỏ lão sơn sâm + 10 lá trà 3 năm + 10 gram câu kỉ + nửa xị nước (= 1 phần 8 của 1 lít); tất cả chưng sôi trong 30 phút, rồi chắt nước này ra chén. Sau đó, cho nửa xị nước vào hỗn hợp này để chưng tiếp lần thứ 2, cũng sôi trong 30 phút là được và chắt nước 2 ra chén. Uống trong ngày lúc nào cũng được.

25. BỔ PHỔI - BỆNH LAO - HO RA MÁU VÀ BỒI BỔ SỨC KHỎE CHO NGƯỜI KIỆT SỨC: 1 củ sen + 1 củ cà rốt bằng với củ sen + một phần tư củ cải trắng (nhiều củ cải trắng sẽ bị đau thận) + 1 lóng ngưu báng độ 5 phân + vài lát gừng. Tất cả những thứ này xay hay ép được khoảng một chén nước. Một muỗng canh bột sắn dây và một muỗng nước khuấy cho tan để bột khỏi bị ốc trâu. Sau đó, trộn ly nước hỗn hợp đã xay với bột sắn dây đã hòa tan nước, trộn đều rồi đặt lên bếp khuấy cho chín bột, cho vào 1 muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tiếp cho đều. Ăn nóng rồi trùm mền liền cho ra
mồ hôi. Dùng liên tục 10 ngày để bổ phổi. Nếu bị ho lao hoặc ho ra máu, dùng liên tục trong một tháng rưỡi.

26. SƯNG NƯỚU RĂNG (đang ăn dưỡng sinh): 1 muỗng canh bột sắn dây khuấy với nửa chén nước cho tan, nấu chín xong, cho vào 1 muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tan. Ăn nóng. Đồng thời xức bột Denti lên nướu răng.

27. BỆNH VIÊM RUỘT ĐI CHẢY THƯỜNG XUYÊN: 1 nắm tay trà dây (ở Cao Bằng) (tương đương 1 muỗng canh), đổ nước sôi vào trà, chắt bỏ nước đầu, sau đó đổ một phần tư xị nước sôi vào rồi ngâm cho ra trà, uống hết một phần tư xị nước trà này lúc bụng đói buổi sáng. Sau đó, đổ nửa lít nước sôi vào xác trà này để vào bình thủy, uống nóng suốt ngày. Ăn cơm gạo lứt mè theo số 7.

28. SA RUỘT - SA TỬ CUNG: Cuống bí rợ chẻ làm 4 phơi kho, sao vàng, khử thổ. Nấu 10 cuống bí khô với 2 lít nước, nấu còn 3 xị uống mỗi ngày.

29. TÁI TẠO MEN RUỘT - LAO RUỘT: đau ruột do uống trụ sinh nhiều, khuấy bột sắn dây để ăn trước khi ngủ theo cách chỉ ở trang 43. Nếu ăn bột sắn dây theo cách như vậy, nhưng khuấy bột còn đục (chưa chín) thì chữa bệnh lao ruột.
Trả lời với trích dẫn
  #3 
Cũ 06-08-2011, 10:53 AM
bapcai bapcai đang ẩn
Member
                       
Tham gia ngày: Jun 2011
Bài gửi: 56
Mặc định
30. BỆNH SỎI THẬN: Chọn chuối hột thật thì có nhiều hột dày đặc và chuối có vị ngọt. Ép 4 ký chuối hột và phơi khô, rồi nướng cho cháy khét, sau đó xay thành bột. Đưa bột này cho Thầy làm thuốc uống. Nếu sạn nhỏ, ăn gạo lứt mè theo số 7, uống trà đậu đỏ, ba nắm đậu đỏ nấu với nửa lít nước. Đau đỏ luộc sơ bỏ nước đầu, rồi rang đậu cho vàng đậm để vô lọ đựng uống dần. Đắp nước gừng ban ngày, dán cao khoai sọ ban đêm ở vùng thận (xem trang 39, số 2 và 41).

31. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Ăn cơm gạo lứt mè theo số 7 và uống trà đậu đỏ rang. Đậu đỏ nấu sôi rồi bỏ nước, lấy đậu rang cho vàng đậm, để nguội đựng trong hủ. Cân lượng đậu đỏ và nước, tùy theo thầy định.

32. BỆNH TIM - TẮT NGHẼN ĐỘNG MẠCH - ĐAU THẦN KINH TỌA: Một ngày ăn cơm gạo lứt với muối mè, cộng thêm bốn muỗng cà phê nước tương tỏi, ăn luôn cả tỏi, kèm với một món ăn tùy ý(trừ thịt) và chỉ một món ăn trong một bữa ăn thôi. Ăn lượng cơm tùy ý. Nước uống: lá trà ba năm.

33. TRĨ: rang hạt gấc rồi xay nhuyễn pha vào dấm tây cho sền sệt, dùng lông ngỗng chấm vào để xức. Ăn gạo lứt mè theo số 7. Nếu bón, ăn thêm một trong ba cách sau đây:

Cách 1: 1 lon gạo + 1 nắm đậu đỏ + 10 gram phổ tai, tất cả nấu chung thành cơm. (Đậu đỏ luộc sơ, bỏ nước, rồi mới nấu với cơm).

Cách 2: ăn thêm 200 gram bí đỏ.

Cách 3: ăn canh rong biển nấu với rau xà lách son, hoặc rau má, rau bồ ngót, v.v...

34. LOÃNG XƯƠNG, PHONG THẤP, THẤP KHỚP, THẤP ĐA KHỚP, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, V.V... (BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN XƯƠNG): Ăn gạo lứt muối mè theo số 7 buổi sáng và trưa. Chiều ăn gạo lứt rang với mè rang không có muối thay cơm (số lượng tùy thích). Uống nước gạo lứt rang. Cách rang gạo lứt dùng để ăn, xem trang 33. Cách rang gạo lứt dùng để uống, xem trang 35.

35. BỆNH LẠNH NHỨC XƯƠNG Ở NÚI: 1 lon nếp nấu với 4 hạt bạch quả (Bạch quả đập bỏ vỏ, lấy hột). Ăn xôi này sẽ thấy ấm, không bị nhức xương. Ngoài ra, giã tiêu sọ cho dập để ở gang bàn chân rồi mang vớ vào cũng có tác dụng chống lạnh.

36. TEKKA - THỨC ĂN BỔ DƯỠNG:

2kg ngưu báng + 2kg củ sen + 3kg cà rốt +

1kg củ cải trắng + 2kg tương miso + 2 lít dầu mè + 300gr gừng.

Những củ trên để nguyên vỏ, rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút. Vớt ra để cho ráo, cắt mỏng mỗi thứ riêng từng nhóm, xay sinh tố cho nhuyễn mỗi thứ. Sau đó, trộn chung cho vào chảo để lên bếp, nhớ để lửa nhỏ. Khuấy đều tay khoảng 6 tiếng đồng hồ cho khô hỗn hợp này. Sau đó cho tương miso và dầu mè vào khuấy đều và tan ra. Khi thấy vừa sôi lụp bụp thì tắt lửa (Phải chú ý công đoạn này, vì nếu không sẽ bị đắng). Đậy nắp nồi, sau khi thật nguội mới đựng vào keo nhỏ ép cho thật chặt để dầu nổi lên mặt khoảng 2 phân thì mới để lâu được.

37. CHÁO BỔ DƯỠNG: nửa lon gạo + 1 nắm đậu đỏ ( đã nấu sôi sơ, bỏ nước) + 30 hạt sen + 10 gram phổ tai + 100 gram bí đỏ + một chút muối cho vừa ăn. Nếu đi phân nhão thì bớt một nửa bí đỏ . Tất cả nấu thành cháo dùng thay sữa cho trẻ em và người lớn tuổi. Ăn cháo này với Tekka.

38. CHỮA UNG THƯ: Uống nước lá trinh nữ hoàng cung chưng cách thủy và lá trà bồ công anh và ăn cơm gạo lứt muối mè theo số 7

* CHƯNG CÁCH THỦY LÁ TRINH NỮ HOÀNG CUNG: 1 lá tươi trinh nữ hoàng cung không được cắt bằng dao hay kim loại, phải dùng tay xé lá để vô chén sạch và không đổ nước vô chén. Đổ nước vào nồi có nắp đậy bằng thủy tinh, rồi để chén có lá trinh nữ hoàng cung vào nồi nước này để chưng cách thủy. Cho lượng nước trong nồi vừa đủ để nước sôi không tràn vô chén. Chưng cách thủy sau khi nước sôi độ 5 phút là được. Sau đó, tắt lửa, để yên 5 phút sau mới được mở nắp nồi. Chú ý mở nắp thủy tinh cho khéo để đừng bị đổ mất nước mồ hôi trên nắp nồi và nghiêng nắp nồi cho nước mồ hôi đọng trên nắp chảy vào chén có lá trinh nữa hoàng cung. Đậy nắp nồi lại và tiếp tục chưng cách thủy chén lá này lần thứ 2, cũng chưng sau khi nước sôi 5 phút là được. Tắt lửa để yên 5 phút sau mới được mở nắp nồi.

Cũng như lần 1, mở nắp thủy tinh có đọng mồ hôi nước và nghiêng nắp cho nước mồ hôi chảy vào chén có lá trinh nữ hoàng cung. Tiếp tục bật lửa lên để chưng chén lá này lần thứ 3, cũng chưng như 2 lần trước. Sau khi nước sôi độ 5 phút thì tắt lửa và để yên 5 phút sau mới được mở nắp nồi. Nghiêng nắp cho nước mồ hôi chảy vào chén lá trinh nữ hoàng cung lần thứ 3. Cho lá trinh nữ hoàng cung đã chưng cách thủy 3 lần vào một cái khăn nhỏ, rồi vắt lấy nước cốt lá này, được chừng 2 muỗng cà phê. Uống nước cốt lá này sau bữa ăn chừng 30 phút ( bữa ăn nào cũng được ), không được uống lúc bụng đói. Một ngày chỉ được uống 1 lá trinh nữ hoàng cung chưng cách thủy như trên, không được uống nhiều hơn 1 lá.

* NẤU TRÀ BỒ CÔNG ANH: 5 gram lá bồ công anh nấu với 1 lít rưỡi nước, sắc lại còn 3 xị (= 0,75lít) uống trong ngày.

39. XỔ CHẤT ĐỘC: 1 củ cải trắng (tươi) 100 gram ép lấy nước cốt (không cho thêm nước). Uống nước cốt này vào buổi sáng sớm, chưa ăn gì. Cách xổ này dành cho người ăn mặn bắt đầu ăn theo phương pháp dưỡng sinh (Người ăn chay trường không cần xổ theo cách này). Uống nước cốt này trong vòng một tuần. Nếu người lớn tuổi chỉ uống 4 hay 5 ngày thôi.

40. TAN MÁU BẦM TRONG NÃO VÀ BỊ ĐỘNG KINH: Thuốc bắc: Hoàng Liên, Hoàng Cầm, Đại Hoàng, mỗi thứ 1 gram nấu với 3 chén nước , sắc lại còn 8 phân, để nguội uống buổi sáng. Nấu nước nhì, 2 chén nước còn 6 phân, để nguội, uống buổi chiều.

41. LOÉT BAO TỬ 1 muỗng canh dầu mè + một phần tư muỗng cà phê bột DENTI hòa chung uống một lần

trong khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. 1 muỗng canh trà dây đổ vô bình thủy có 3 xị nước sôi (=0,75 lít) để cho ra trà uống suốt ngày. Buổi sáng ăn cháo gạo lứt với muối mè. Buổi trưa và chiều ăn cơm gạo lứt muối mè theo số 7.

42. CÁCH LỌC GAN

- Nếu bị bệnh gan siêu vi B, C, hay sơ gan: lấy 10 gram PHAN TẢ DIỆP

- Nếu bị khối u gan: lấy 12 gram PHAN TẢ DIỆP

Nấu lá này lần đầu với 3 chén nước, sắc còn 8 phân, uống trước 6 giờ sáng. Nấu lá này lần thứ nhì với 2 chén nước, sắc còn 6 phân, uống buổi chiều.

- Đối với bệnh gan siêu vi B, C, hay sơ gan: uống liên tục lá thuốc này khoảng 10 ngày. Ngoài ra, uống thêm một xị rưỡi ( = 0,375 lít) nước lá trà 3 năm.

- Đối với bệnh ung thư gan: phải uống lá thuốc này liên tục 10 ngày. Ngoài ra, uống thêm một xị rưỡi ( = 0,375 lít) nước lá trà 3 năm.

Khi uống lá thuốc này, sẽ đi xổ liên tục mỗi ngày từ phân đen sang phân xanh, đến khi đi phân vàng thì không uống lá thuốc này nữa, vì gan đã được lọc sạch. Nếu thấy sức khỏe yếu thì ngưng không dùng lá thuốc này nữa. Nếu sức khỏe tốt thì uống tiếp để xổ cho đến khi đi phân vàng thì ngưng. Sau khi gan đã sạch, chưng cách thủy 2 củ nhỏ lão sơn sâm đã giã nát + 10 lá trà 3 năm + 5 gram hạt câu kỉ + nửa xị nước, chưng trong 30 phút. Sau đó, chắt nước này ra chén. Rồi chế thêm nửa xị nước vào hỗn hợp này cũng chưng trong 30 phút là được. Uống nước này ban ngày để tăng cường sức khỏe, trong 10 ngày. Ngoài ra, uống thêm 2 xị nước (= nửa ít nước) lá trà 3 năm trong ngày. Sau khi xổ xong và trước khi ăn lại theo pháp dưỡng sinh số 7 và uống 3 xị (= 0,75 lít) nước lá trà 3 năm. Ngoài ra, cần uống nước bột sắn dây khuấy với nước tương Tamari để cải thiện đường ruột do quá trình đi tiêu chảy khi lọc gan, buổi tối trước khi đi ngủ, uống nước bột sắn dây khuấy với nước tương Tamari. Lấy một muỗng canh bột sắn dây khuấy với chút nước chín cho bột khỏi bị ốc trâu, rồi đổ bột này vào son nước đang sôi có khoảng một chén nước (chén ăn cơm), khuấy đều cho chín bột, bột trong là chín. Sau đó cho vào 1 muỗng cà phê nước tương Tamari, khuấy đều lên. Ăn nóng rồi trùm mền kín cho ra mồ hôi. Sau đó, lau khô người và thay quần áo. Một tiếng đồng hồ sau mới được tiếp xúc với gió. Nếu muốn kiểm tra xem gan đã tốt chưa, sau 3 tuần kể từ ngày đi phân vàng, có thể đi xét nghiệm gan.

43. BƯỚU CỔ: 1 nắm lá bùm xụm giã vắt lấy nửa chén nước cốt, uống nước cốt này vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Còn xác lá xào với

1 muỗng canh dấm, xào cho nóng, rồi bó xác lá này vô cổ, bó 2 tiếng. Một ngày bó 1 lần. Bó trong 10 ngày. Ngoài ra, hơ nóng 1 trái đu đủ non bằng cườm chân, rồi lăn lên cổ, khi trái đu đủ hết nóng thì hơ cho trái nóng lại rồi lăn tiếp lên cổ. Lăn như vậy từ 7 đến 9 lần trong một đợt. Một ngày lăn 3 đợt. Lăn như vậy trong 2 tuần. Ăn gạo lứt mè theo số 7. Lấy 15 lá trà để vào bình thủy 3 xị nước sôi cho ra trà, uống cả ngày.

44. MẮT MỜ - MẮT CẬN THỊ - MẮT VIỄN THỊ - MẮT LOẠN THỊ - CÁC BỆNH VỀ MẮT: 6 gram phục linh + 3 gram bạch truật + 4 gram quế + 2 gram cam thảo, tất cả nấu với 3 chén nước sắc còn 8 phân. Nước thứ nhì, nấu với 2 chén nước sắc còn 6 phân. Uống liên tục 10 ngày, 10 thang thuốc này rồi ngưng. Nếu chưa hết bệnh thì nghỉ 10 ngày rồi uống lại 10 ngày như vậy. Nấu cơm gạo lứt với 5 hạt gấc và ăn cơm gất này với muối mè theo số 7.

45. DÙNG NƯỚC MƠ MUỐI LÂU NĂM ĐỂ NẤU CANH CHUA RẤT TỐT, không nên nêm canh với muối nữa vì mơ đã mặn, không nên dùng me.

46. KHÔNG NGHIỀN MÈ HOẶC CHẾ BIẾN THỨC ĂN GẦN NGƯỜI BỆNH, vì sẽ bị hút âm vào thức ăn, làm giảm tác dụng tốt của thức ăn.

47. KHI ĐI DU LỊCH (đang ăn dưỡng sinh), nên đem gạo rang chế nước sôi vào cho thành cơm, hoặc cháo để ăn với mè nguyên hột, không trộn muối. Ăn gạo rang hay cháo gạo rang phải kèm với mè để không bị bón. Nếu không có gạo rang có thể ăn cơm trắng với rau chấm muối (nếu không có tương Tamari).

Thực dưỡng Oshawa là gì?



Thực dưỡng Oshawa là gì? Phương pháp “thực dưỡng” (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”. Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

Phương pháp thực dưỡng phát triển mạnh trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki... và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt + muối vừng. Phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh.

Nhưng thực ra, từ lâu đời chế độ ăn uống dưỡng sinh đã được đúc kết bởi các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ví dụ như chế độ ăn bánh mì (lúa mạch) + muối ở Nga; cơm (lúa gạo) + muối vừng ở Việt Nam…

Dựa trên nền tảng cơ bản này, Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng. Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực dưỡng cùng với lối vui sống tự nhiên. Đây chính là thực dưỡng cổ truyền mà Ohsawa đã khám phá và tổng hợp lại (để tìm hiểu về thực dưỡng cổ truyền, các bạn có thể tham khảo các tác phẩm của George Ohsawa…).

Nhưng thực dưỡng không chỉ gói gọn trong các thực phẩm ngũ cốc, mặc dù nó là cơ bản, mà nó còn mở rộng ra khắp trong cuộc sống hàng ngày, từ các thực phẩm xung quanh ta đến lối sống hiện đại mà loài người đang đối mặt. Chính vì thế thực dưỡng hiện nay được phát triển nhằm thích ứng với xã hội, lối sống hiện đại - Đó là thực dưỡng hiện đại (để tìm hiểu về thực dưỡng hiện đại, các bạn có thể tham khảo các tài liệu của Michio Kushi, Herman Aihara...).

Thực dưỡng Osawa nói đơn giản là một phương pháp ăn chay thuận với thiên nhiên và cân bằng Âm - Dương của cơ thể. Trong xã hội hiện đại, hầu như tất cả chúng ta đều đánh mất sự quân bình Âm - Dương trong cơ thể. Nguyên nhân là do chúng ta chưa biết lắng nghe cơ thể mình và dung nạp thức ăn bừa bãi mà chẳng hiểu gì về chúng. Chính vì thể mà ngày càng xuất hiện nhiều căn bênh lạ và khó trị hơn khiến cho tuổi thọ con người trở nên ngắn lại.

Phương pháp thực dưỡng Osawa không chỉ giúp bạn có cuộc sống vui khoẻ mà còn có thể chữa lành mọi bệnh tật từ thể xác đến tinh thần. Thực phầm chính của thực dưỡng Osawa là các loại ngủ cốc và rau củ tự nhiên đặc biệt là gạo lứt và muôí mè. Theo các nhà khoa học phương Tây thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri... Còn trong dầu vừng (mè) có: viatamin H, E, K, tièn vitamin A, các chất phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Chất xelen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt muối vừng sẽ rất tốt cho một số người bệnh.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Thực dưỡng OHSAWA đối với đời sống con người

Thực dưỡng OHSAWA đối với đời sống con người

Cơ thể được nuôi dưỡng bởi nguồn dinh dưỡng bạn đưa vào hàng ngày, nguồn năng lượng cho chúng ta hoạt động cũng từ đó. Vì vậy, muốn có được sức khỏe hay phòng và chữa bệnh thì tốt nhất phải chú ý đến khẩu phần ăn uống: Đó chính là khâu nền tảng nhất!
Thực dưỡng OHSAWA đối với đời sống con người
Cơ thể được nuôi dưỡng bởi nguồn dinh dưỡng Bạn đưa vào hàng ngày, nguồn năng lượng cho chúng ta hoạt động cũng từ đó. Vì vậy, muốn có được sức khỏe hay phòng và chữa bệnh thì tốt nhất phải chú ý đến khẩu phần ăn uống:Đó chính là khâu nn tảng nhất!
Nhưng thật lạ, trong xã hội chúng ta giờ đây đang diễn ra cảnh ăn uống vô trật tự! Người ta bỏ rơi cách dinh dưỡng truyền thống để chạy theo những tiện ích đầy quyến rũ của cách ăn gọi là  “Văn minh hiện đại”:
Ngũ cốc xay xát thật trắng, thực phẩm tinh chế, màu mè nhân tạo, gia vị tổng hợp như bột ngọt, đường hóa học, muối tinh lọc, thịt, sữa đặc chế, nước đá, rượu và nước ngọt công nghiệp; Ngoài ra, còn ma túy, thuốc, xử lý hóa học và vô số chất độc hại được thêm vào trong quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu thụ.
Những món ăn, thức uống này không những trái tự nhiên mà còn mang tính chất quá Âm hoặc quá Dương, xét theo quan điểm thc dưỡng. Nếu chúng ta ăn như thế trong một thời gian dài, cơ thể kể cả bộ não, sẽ trở nên mất quân bình trầm trọng, kết quả là bệnh tật và khổ đau! (Trích “Phương PhápThc Dưỡng OHSAWA”)
Thực dưỡng Ohsawa nuôi dưỡng cơ thể bằng những thực phẩm từ thiên nhiên nguyên chất, giúp cơ thể cân bằng khỏe mạnh. Chỉ đơn giản bằng cách phối hợp khéo léo các nhóm thực phẩm nguyên chất:
Bạn hoàn toàn sở hữu sức khỏe, hạnh phúc và sự phát triển trí tuệ của mình!
Hãy đến với chúng tôi, Bạn sẽ có được điều đó!

Ăn chay tốt hơn ăn mặn

Ăn chay tốt hơn ăn mặn - (Xin trich dẫn từ trang 864 đến 878 quyển Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Nguyễn Phú Thứ)
Như chúng ta đã biết, tất cả con người cũng như các loài thú vật ở trên quả đất này, muốn sanh tồn thì phải ăn uống để nuôi dưỡng thân thể, bằng chứng là khi mới lọt lòng mẹ thì được nuôi bằng những dòng sữa của mẹ, trong khi đó những sanh vật không có vú, thì được cha mẹ chúng nó đi tìm kiếm mồi mang về đút cho các con.


ăn chay tốt hơn
Ăn chay tốt hơn ăn mặn - Đó là luật sanh tồn ở trên thế gian này, cho nên mới có sự tranh giành để kiếm ăn, từ đó mới có con người ăn hiếp con người, nước lớn đánh chiếm nước nhỏ, cá lớn ăn cá nhỏ, thú vật này ăn thú vật kia v.v...
Ngoài ra, chúng ta đã biết tất cả loài thảo mộc như : rau cải, hoa quả cũng như các thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc... đều được con người tìm kiếm mang về để tạo thành thức ăn trong gia đình, ngõ hầu nuôi dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng, mỗi thực phẩm chúng nó đem lại cho chúng ta ít nhiều chất bổ .
- Chất đạm thường có nhiều trong đậu nành, đậu phộng, thịt, cá...
- Chất béo thường có nhiều trong dầu, mỡ, bơ (Le beurre)...
- Chất ngọt thường có nhiều trong đường, mía, các thứ trái cây chín, các loại bánh ngọt hay kẹo, mứt hoặc cà-rem...
Hơn nữa, chúng ta còn thấy các chất vôi, chất sắt cũng như các sinh tố A, B, C, D, E, F... và nước nữa.
Cho nên, chúng ta ăn uống hằng ngày phải lựa chọn thế nào cho có đầy đủ chất bổ để nuôi cơ thể, thông thường thân thể con người cân nặng khoảng 55 đến 75 kg, thì phải có từ 2.000 đến 3.000 mới đủ số nhiệt lượng (calories). Ví như một người cân nặng 60 kg, thì phải cần dùng 60 grammes chất đạm, 360 grammes chất ngọt và 60 grammes chất béo. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh được là 1 gramme chất béo sanh được 9 đơn vị nhiệt lượng. Do vậy, chúng ta dùng những thực phẩm kể trên, sẽ có được đơn vị nhiệt lượng như sau :
60 gr. chất đạm x 4    =       240
360 gr. chất ngọt x 4 =    1.440
60 gr. chất béo x 9    =       540
__________________________
Cộng chung              =     2.220

Tuy nhiên, những người làm việc nặng nhọc, cơ cực hoặc những người ở xứ lạnh như Gia Nã Đại (Canada) hoặc các nước Bắc Âu... thì cần có nhiều số nhiệt lượng hơn. Trái lại, những người làm việc văn phòng, ít nặng nhọc hoặc những người ở xứ nóng như Việt Nam, Phi Châu thì cần có ít số nhiệt lượng hơn.
Do vậy, người dù ăn uống với thực phẩm như thế nào đi nữa, thì cũng phải cung ứng cho cơ thể đầy đủ số nhiệt lượng cần thiết, thì con người mới được khỏe mạnh, cường tráng, chứ không phải những người không ăn thịt, cá... thì cơ thể không được khỏe mạnh, vì những người này chỉ ăn rau cải, hoa quả mà thôi.
Bằng chứng là, nếu chúng ta đem so sánh 100 gr. thịt bò với 100 gr. đậu nành, thì chúng ta thấy số lượng chất đạm của đậu nành nhiều hơn, bởi vì số lượng chất đạm của thịt bò chỉ có 18,60, trong khi của đậu nành là 43,00. Hoặc là 100 gr. thịt gà nướng để so sánh với 100 gr. đậu phộng rang, thì chúng ta thấy số lượng chất đạm của thịt gà nướng là 22,10 và số lượng chất béo 3,90 trong khi đó số lượng chất đạm của đậu phộng rang là 26,70 và số lượng chất béo là 44,20. Ngoài ra, nếu chúng ta đem so sánh 100 gr. trứng gà với 100 gr. rau dền tươi, thì chúng ta thấy số lượng của trứng gà sinh tố A là 1.600 đơn vị quốc tế và sinh tố C là 95 đơn vị quốc tế, trong khi đó số lượng của rau dền tươi sinh tố A là 20.700 đơn vị quốc tế và sinh tố C là 1.300 đơn vị quốc tế.
Để biết thêm, xin mạn phép trích dẫn Bảng Kê So Sánh trong tác phẩm Ăn Chay do Bác sĩ Lê Văn Cầm, pháp danh Minh Chánh, viết, Chùa Khánh Anh, Paris, ấn tống phát hành như sau : (Xem bản so sánh)
Xuyên qua Bảng Kê So Sánh, chúng ta thấy các chất như : đạm, béo, ngọt, vôi, sắt cũng như các sinh tố A, B, C. Vậy, công dụng của các chất và các sinh tố như thế nào ?
- Chất đạm, rất công dụng và cần thiết cho các tế bào, cho nên nhờ có chất đạm mà các tế bào được sanh sản và bành trướng. Do vậy, người ăn rau cải, hoa quả tức là người ăn chay, nếu ăn đầy đủ chất bổ, nhứt là có những thức ăn làm bằng đậu nành như đậu hủ (có người gọi là tàu hủ), sữa đậu nành... thì có nhiều chất đạm hơn ăn thịt như bò, gà, trứng... Do vậy, cơ thể con người ăn chay sẽ nở nang không kém hơn người ăn thịt và đôi khi còn trội hẳn lên, những người ăn chay, không đủ chất đạm, lại ăn cơm với muối tiêu hoặc nước tương hay chao... thì cơ thể phải tiều tụy, bởi vì thiếu sức khỏe là tất nhiên.
- Chất béo thường có trong dầu, mỡ, bơ, chúng nó cũng có công dụng làm cho cơ thể đủ sức lực và giúp cho bộ tiêu hóa bài tiết dễ dàng. Tuy nhiên, các chất béo do hoa quả, cây trái tạo thành, thì ăn ít độc hơn do thịt của thú vật, vì nó khó tiêu hơn. Do vậy, người của các xứ lạnh, thường bị mập và bị thặng dư chất Cholesterol, từ đó sẽ lắng đọng và bám chặt vào thành các huyết quản, để rồi dễ dàng sanh ra chứng bịnh cứng động mạch (Artériosclérose). Khi đó, sự lưu lượng máu từ động mạch trở về tim bị giảm dần, lâu ngày đưa đến bịnh tắc nghẽn động mạch đưa về tim và đem đến sự tử vong bất ngờ, với số nạn nhân người ăn thịt đáng kể. Trong khi đó, những người ăn chay thì ít bị bịnh này và ngoài ra Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences) đã cho biết hầu hết dân chúng Mỹ phần lớn đã gây ra các loại bịnh tim tai hại chỉ vì họ không chịu tiết chế việc ăn thịt thay vì ăn rau cải hoặc hoa quả. Vậy, muốn ngăn ngừa bịnh này thì nên ăn chay trường là hơn.
- Chất ngọt cũng rất cần và công dụng cho cơ thể con người để có sức cử động. Tuy nhiên, không phải tất cả chất ngọt nào cũng tốt cả, có chất ngọt do trái cây chín, trong rau cải, trong ngũ cốc, trong bột mì chúng ta dùng rất tốt, bởi vì chúng nó là chất ngọt thiên nhiên, không bị ảnh hưởng của chất hóa học để tạo thành như chất ngọt của đường cát trắng dơ mía hay củ cải đường biến hóa thành, cho nên chúng ta ăn nhiều đường cát, thì bao tử bị xót xa, cồn cào, răng bị hư...
- Chất vôi thường có công dụng làm cho chất răng và cứng xương. Đây là khoáng chất.
- Chất sắt có công dụng làm cho máu đỏ. Ngoài ra, các sinh tố A, B, C, D, E, F, K... mỗi sinh tố nó có công dụng riêng ví như :
- Sinh tố A thường có trong dầu, mỡ, trứng, sữa, trái cây, rau, cá và khoai củ... nhiều nhứt là trong rau dền tươi hay cá thu. Nếu người thiếu sinh tố A, mắt sẽ mờ, còn trẻ êm mới sanh, thiếu sinh tố A thì chậm lớn...
- Sinh tố B thường có trong men rượu bia (La-ve), trứng, cám, trấu... Nếu người thiếu sinh tố B, thường gân bị tê liệt và sự phát triển cơ thể không điều hòa.
Sinh tố B dễ bị tiêu diệt, nếu người nấu đồ ăn chung với thuốc tiêu mặn (Bicarbonate de soude) hoặc nấu cháo hay luộc cải muốn cho rau mềm nhừ, thường để thuốc tiêu mặn, thì thức ăn sẽ mất đi sinh tố B, cho nên ăn không bổ bằng nấu bình thường. Trong cám có sinh tố B, cho nên chúng ta dùng gạo trắng tinh, thì mất hết chất cám, thì mất luôn sinh tố B, những người bị bịnh tê liệt, thường dùng gạo lức để vừa ăn, vừa trị bịnh luôn.
- Sinh tố C thường có trong trái cây có vị chua như : chanh, khế, me... hoặc trong các thứ cải, rau dền, đậu tươi, ớt xanh, khoai lang... Sinh tố C rất cần để tiêu hóa chất vôi trong thận và để máu huyết được điều hòa. Người thiếu sinh tố C, thường bị chảy máu chưn răng. Muốn giữ sinh tố C, chúng ta không nên luộc rau hay nấu canh chín sẽ bị tiêu diệt sinh tố C.
- Sinh tố D, cũng có nhiều trong mỡ, dầu... Sinh tố D cần cho sự tiêu hóa chất vôi để cho xương và răng được cứng. Nếu thiếu sinh tố D trong cơ thể, thì xương bị mềm và sinh chứng bịnh còi, bịnh đẹt (Rachitisme).
Đó là, đơn cử một số chất và sinh tố quan trọng mà cơ thể chúng ta cần phải có.
Do đó, chúng ta phải ăn uống bình thường hằng ngày cho đầy đủ chất lượng như sau : chất đạm 1 phần - chất béo 1 phần - chất ngọt 6 phần và ngoài ra còn phải có chất vôi, chất sắt cùng kết hợp với các sinh tố nữa, có như thế cơ thể chúng ta mới được điều hòa và phát triển.
Xuyên qua sự tìm hiểu về các chất bổ cũng như các sinh tố cần phải có để nuôi dưỡng cơ thể con người, chúng ta thấy ở trong rau cải, hoa quả hay trong thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc cũng có. Do vậy, chúng ta nên ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc... tức ăn mặn, sẽ có lợi cho sức khỏe con người hơn. Bởi vì :
1.- Tạo hóa sanh ra con người để ăn chay thay vì ăn mặn :
Ngày nay, các khoa học gia đã bỏ nhiều thì giờ để thí nghiệm về cơ thể loài người, đã đi đến kết luận rằng :
Loài người được tạo hóa sanh ra để ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn mặn, vì hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, khéo léo, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn rất giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống, thì có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt xong rồi nuốt trọng luôn. Ngoài ra, tạo hóa cũng tạo cho những động vật này có đường tiêu hóa chiều dài gấp 3 lần chiều dài của thân thể, vì lẽ đó giúp cho sự phế thải các chất cặn bã qua đường ruột bài tiết nhanh chóng hơn, cho nên ít bị nhiễm độc tố do chất thịt gây ra đối với loài người. Trong khi đó, loài người và những động vật ăn rau cải, hoa quả thì có đường tiêu hóa (đường ruột) chiều dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể, tức dài gấp 4 lần của những động vật ăn thịt, cho nên, loài người chúng ta ăn chay là đúng nhứt, bởi vì mỗi lần chúng ta ăn chay, thấy trong mình nhẹ nhàng, trong khi chúng ta mỗi lần có đám tiệc ăn mặn, thì thấy trong mình nặng nề, khó chịu lại buồn ngủ nữa, bởi thận làm việc thật vất vả để thanh lọc những độc tố cặn bã của thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết. Đối với người còn tuổi thanh xuân, thận còn khỏe mạnh, thì chưa ảnh hưởng gì cả, trái lại, đối với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu đi, thì việc thận thanh lọc sẽ trở nên khó khăn, đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sanh bịnh là thế đó.
Đặc biệt, những động vật ăn mặn, ví như chó, cọp, sư tử v.v... mỗi lần có trời nắng gắt, chúng ta thấy chúng nó le lưỡi để thở, bởi vì, chúng nó đổ mồ hôi bằng lưỡi, trái với loài người hay những động vật ăn chay thì mồ hôi bằng lỗ chân lông.
Hơn nữa, trong bao tử của những động vật ăn mặn, có chứa dịch tiêu hóa tới 20 lần lượng hydrochloric acid nhiều hơn trong bao tử của loài người hay những động vật ăn chay, nhờ vậy những động vật ăn thịt sống tức ăn mặn khi thực phẩm vào bao tử sẽ tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng.
2.- Con người ăn chay sẽ tránh được bịnh và có sức khỏe không thua người ăn mặn nếu ăn đầy đủ chất bổ
Như đã trình bày ở trên, tạo hóa sanh ra con người để ăn chay, cho nên chúng ta áp dụng đúng sự ăn uống, thì không khác chúng ta thực hiện câu :
Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.
Bởi vì, chúng ta ăn mặn, sẽ dễ dàng đưa đến bịnh tim (xin xem về chất béo đã dẫn ở trước), gần đây các Bác sĩ chuyên gia đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu, đưa đến kết quả chánh xác là người ăn thịt nhiều, thì có liên hệ mật thiết với chứng bịnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo, nhưng lại ít chất xơ (fibre). Tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của Viện Đại Học California ở Berkeley đã viết rằng : "Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bịnh ung thư ruột già và ruột cùn". Trong khi đó, bài tường trình của Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cần khuyên bảo dân chúng như sau :
"Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc". Riêng ông Rollo Russell cũng phát biểu : "Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, đã có tỷ số dân chúng mắc bịnh ung thư cao nhứt và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại, trong 35 quốc gia không dùng thịt hay ít dùng thịt, không có quốc gia có tỷ số cao dân chúng mắc bịnh ung thư cả".
Gần đây, các khoa học gia đã phát hiện nhiều chất hóa học độc hại đã tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết, bằng chứng là bên Anh Quốc có bò khùng và kế đến Bỉ Quốc có gà nhiễm độc, bởi vì những mánh khóe của một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi, muốn các thú vật này lớn nhanh lại béo mập để bán ra thị trường hốt được nhiều bạc, để rồi khi phát giác thì đưa đến những người dùng thịt này phải bịnh, thì việc đã muộn rồi. Ngoài ra, họ cũng dùng thuốc để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ, để sau này con vật sẽ lớn và mập nhanh. Trong khi đó, những thịt con vật sau khi sát sanh, thì được ướp bởi chất thuốc Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để giữ thịt tươi như mới tiêu sanh hoặc lâu hư thúi, làm cho người tiêu thụ không biết thịt con vật đó đã sát sanh thời gian quá lâu, bởi vì, những chất hóa học này làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt để lâu ngày và thịt mới xẻ ra. Vì vậy, các chất hóa học này sẽ làm tai họa cho những người mua thịt và sẽ đem đến bịnh hoạn bất ngờ không lường được. Tuy nhiên, nhờ các chất hóa học này, hằng năm kỹ nghệ thịt đã thu vào một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao sự chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ là kẻ vô tình gánh chịu. Hiện nay chưa co một quy luật nào rõ ràng bắt buộc các nhà chăn nuôi cũng như kỹ nghệ sản xuất thịt phải ghi rõ thành phần các loại thuốc mà họ đã dùng trong lúc chăn nuôi và để giữ gìn được lâu bền.
Năm 1972 Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất thạch tín (Arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ nuôi gà, nên đã khuyến cáo kỹ nghệ này chỉ được dùng tối đa 15% chất độc tố thạch tín mà thôi.
Ngoài những hóa chất độc hại được một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi các thú vật và các kỹ nghệ sản xuất thịt cho vào thịt bán cho người tiêu thụ vừa kể trên, còn có người kiểm soát thịt cũng bị các kỹ nghệ thịt mua chuộc hoặc thông đồng ăn chia hay vì số lượng thịt khổng lồ, nên việc kiểm tra thịt không được chu toàn, nên cũng thường đưa đến số lượng thịt bị hư hay nhiễm độc lọt qua sự kiểm soát bất cẩn và đưa đến người tiêu thụ dễ dàng, để rồi số người này sẽ bị bịnh khi ăn số thịt hư nhiễm này. Trong một bản báo cáo của Cơ Quan Kiểm Dịch Hoa Kỳ năm 1972 xác nhận rằng có rất nhiều xác thú vật đã thông qua sự kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhiễm bịnh được cắt bỏ hoặc tẩy rửa sạch. Điển hình gần 100.000 con bò bịnh ung thư mắt và 3.596.302 bịnh bướu gan súc vật đều qua mắt sự kiểm soát...
Đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu về ăn thịt đối với những động vật không ăn thịt như Voi, Trâu, Bò, Ngựa, Gà, Khỉ v.v... thì những động vật này vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, như là chất Protein và chúng vẫn mạnh khỏe như thường. Giả thử chúng ta đem những động vật trên phân ra làm 2 nhóm, nhóm ăn thịt và nhóm không ăn thịt, rồi nuôi riêng rẽ một thời gian, chúng ta tin rằng nhóm ăn thịt sẽ lần hồi bịnh hoạn, không thể phát triển và sanh sản bình thường được, bởi vì, chúng nó là loài ăn cỏ, ăn ngũ cốc, ăn rau cải... Mặt khác, một cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Fred Stare thuộc Viện Đại Học Harward và Tiến sĩ Mavyn Hardinge thuộc Viện Đại Học Loma Linda cũng đem thí nghiệm bằng một cuộc so sánh giữa hai nhóm người ăn mặn và người ăn chay. Cuối cùng kết quả cho thấy nhóm người ăn chay đầy đủ tức là hằng ngày ăn ngũ cốc, rau đậu (nhứt là đậu nành, đậu phộng), hoa quả... thì có chất lượng amino acids trong cơ thể họ tăng gấp đôi nhóm người ăn mặn nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, có nhiều cuộc thí nghiệm khác đã minh xác sự ăn chay đúng cách và đầy đủ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ăn mặn. Hơn nữa, một cuộc nghiên cứu khác nữa của Tiến sĩ J. Lotekyo V. Kipani thuộc Viện Đại Học Bruxelles Bỉ Quốc cũng đem lại kết quả là người ăn chay đầy đủ và đúng cách, họ có sức khỏe dẻo dai hơn những người ăn mặn gấp đôi hay ba lần. Trường hợp này, không khác Giáo sư Lrwig Fischer thuộc Viện Đại Học Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng : "Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu". Do vậy, người ăn mặn không có sức mạnh dẻo dai chịu đựng bằng người ăn chay trường. Bằng chứng là hai ví dụ đã đăng trong Tạp chí Liên Hoa số 12, tháng 12 năm Mậu Tuất :
1.- Nhà vô địch Karl Mann chạy bộ từ Berlin tới Dresden đường dài ngót 200 cây số, chỉ mất 22 giờ đồng hồ, là người ăn chay trường.
2.- Năm 1957, tại vận động trường Melbourne (Australia) một lực sĩ cũng ăn chay trường được lãnh 2 huy chương vàng trong cuộc tranh tài quốc tế này.
Do những sự dẫn trình ở trên, chúng ta đi đến kết luận là loài người do tạo hóa sanh ra để ăn chay, ăn chay sẽ tránh được bịnh hoạn và ăn chay đầy đủ thì sẽ có sức mạnh dẻo dai hơn người ăn mặn.
3.- Ăn chay sẽ đem lại hữu ích cho bản thân và cho người khác xung quanh
Như chúng ta đã biết, việc ăn chay đem lại hữu ích cho bản thân như :
- Tránh được bịnh hoạn
- Có sức khỏe hơn người ăn mặn
Ngoài ra, ăn chay sẽ đem lại nghĩa cử cao đẹp như :
 -Tránh sát sanh : Đối với người Phật tử trong Đạo Phật, cần phải biết giữa "Tam Quy và Ngũ Giới". Tam Quy là ba phép gìn giữ về : Quy y Phật, Quy y Pháp và Quy y Tăng. Còn Ngũ Giới là năm điều cấm kkhông được : Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Nói dối và Uống rượu, cho nên, nếu chúng ta ăn chay thì chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhứt trong ngũ giới cấm trong Đạo Phật rồi, từ đó chúng ta tránh được giết hại những sanh vật để cung ứng thức ăn hằng ngày cho chúng ta.
 - Tránh được lượng nước ô nhiễm môi sinh : Theo Cơ quan Nghiên cứu Nông Học Hoa Kỳ đã cho biết những cặn bã do các lò sát sanh thải ra làm dơ bẩn sông rạch, đưa đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Bằng chứng là năm 1973, tờ báo New York Post đã đăng một tin đáng cho chúng ta chú ý như sau : Một lò sát sanh lớn tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp thịt gà, đã sử dụng tới 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Ngoài ra, trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh : Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 cân lúa mì, chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 cân thịt, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước.
Do vậy, nếu chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước ô nhiễm môi sinh.
- Tránh được sự xung đột xã hội cũng như phí phạm đất đai và đem lại sự an vui, sung túc cho mọi người
Quả thật vậy, nếu mọi người trên quả đất này ăn chay, thì con người sẽ giảm bớt sự tham, sân, si. Bởi vì, chúng ta sẽ không giết những loài vật như : Gà, Vịt, Heo, Bò... để cung phụng cho chúng ta bữa cơm hằng ngày và từ đó thế giới này sẽ không còn những lò sát sanh cũng như những tiếng rên la vì chết oan của chúng, do nhu cầu ăn mặn, cho nên thế giới này mới có cảnh nước lớn đến lấn chiếm nước nhỏ, từ đó gây nên chiến tranh. Một nhà Bác học đã nói : Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá... Đây là lời nói rất đạo đức, không khác với câu của cổ nhân là : "Nhứt thế chúng sanh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao"; xin tạm dịch : Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh.
Trong gia đình hay ngoài xã hội cũng thế, nếu chúng ta ăn mặn, thì đôi khi vì miếng ăn mà tranh giành, để rồi đưa đến kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, giết hại lẫn nhau, làm cho huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.
Nên chúng ta ăn chay, thì sẽ tránh được sự xung đột xã hội là thế đó.
Ngoài ra, nếu chúng ta ăn chay, thì chúng ta sẽ không thực hiện những trại chăn nuôi thú vật làm phí phạm đất đai và chúng ta cũng không đem nông phẩm quá nhiều để đổi lại miếng thịt trên bàn ăn của chúng ta. Theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trên 90% tổng sản lượng lúa mì tại Hoa Kỳ được dùng vào kỹ nghệ chăn nuôi, cứ 16 cân lúa mì đem chăn nuôi chỉ thâu vào không đầy 1 cân thịt và theo Tiến sĩ Aaron Altshul, viết trong tác phẩm Protein : Their Chemistry and Politics (Protein : Hóa học và Chánh trị) đã viết : "Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất một mẫu Anh (4.046m2) để trồng hoa mầu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần hơn, nếu chúng ta sử dụng đất ấy để chăn nuôi sản xuất thịt". Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Nếu trên quả đất này, chúng ta đều trồng hoa mầu, nông phẩm cho mọi người, thì chúng ta sẽ đầy đủ lương thực cung ứng cho 20 tỷ dân một cách dễ dàng, từ đó, chúng ta sẽ không sợ nạn nhân mãn và việc phá thai khiến hằng năm có đến 50 triệu thai nhi trên thế giới đã bị giết một cách oan uổng cũng như không còn xảy ra nạn đói hay những cuộc chiến tranh xảy ra việc tranh giành sự sống nữa.
Như dẫn chứng ở trên, nếu chúng ta dùng đất đai, nông phẩm để thực hiện trại chăn nuôi, ngõ hầu cung cấp cho chúng ta hằng ngày những miếng thịt trên bàn ăn thì quá phí phạm, hơn nữa, nếu chúng ta giết một con bò, thì chúng ta sẽ không đem lại lợi tức bằng chúng ta nuôi một con bò, để nó cung cấp cho chúng ta sữa và phó sản một cách liên tục. Đây là những thực phẩm có chất bổ dưỡng cao. Ở Hoa Kỳ, sản phẩm của sữa rất dồi dào. Đôi khi người ta còn muốn hạn chế bớt việc sản xuất. Ông Sam Gibbons, Dân Biểu thuộc Tiểu Bang Florida, gần đây đã báo cáo lên Quốc Hội rằng, chính phủ hiện nay đang bị bắt buộc phải dự trữ sản lượng sữa trên mức an toàn. Ông nói : "Chúng ta hiện nay đang quản thủ đến 440 triệu cân sữa, 545 triệu cân phómát và 765 triệu cân sữa bột. Hằng tuần mức tồn kho vẫn còn tăng lên 45 triệu cân, cho nên Ông khuyến cáo chánh phủ nên xuất kho hàng triệu cân để cung cấp hoặc viện trợ cho những dân tộc nghèo đói". Được biết, ở Hoa Kỳ chỉ có 10 triệu con bò sữa thôi, mà có sữa và phó sản của sữa như thế đó. Thật có lợi hơn chúng ta giết con bò để lấy thịt vô cùng.
Do vậy, chúng ta ăn chay cũng đem lại sự an vui, sung túc cho mọi người là thế đó. Để tạm kết thúc bài này, trước hết tôi xin cảm ơn các tác giả và các bậc cao minh trí thức đã viết lên những tác phẩm cùng những bài viết mà tôi đã mạn phép trích dẫn, vì không biết địa chỉ, nên tôi không thể xin phép trước được, đồng thời nếu có gì sơ xuất, kém khuyết xin quý vị bổ túc và tha thứ cho tôi. Bài này, để cống hiến cho quý bà con đồng hương thường lãm và hy vọng rằng góp phần mọn cho việc ăn chay đem lại ích lợi thiết thực cho bản thân cũng như mọi người xung quanh hơn ăn mặn.

Tài liệu tham khảo :
- Sách Ăn Chay của BS Lê Văn Cầm do chùa Khánh Anh, Paris, ấn tống.
- Bài viết của Trần Anh Kiệt, viết theo The Higher Taste... v.v..

http://www.oldcottage.net